Nội dung bài viết
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, việc trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh, trở thành f0 là điều không thể tránh khỏi, vậy mẹ nên chăm sóc cho con như thế nào trong trường hợp này là đúng cách, hãy cùng E&S Việt Nam tìm hiểu dưới đây nhé!
Về cách ly, khử khuẩn
Khi trẻ sơ sinh mắc f0, cần thực hiện cách ly bé tại phòng riêng với chỉ 1 người chăm sóc duy nhất. Trong trường hợp này người cách ly cùng bé nên là mẹ để đảm bảo được việc cho con bú mẹ. Bởi việc cho con được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm bé đang là f0.
Bên cạnh đó, mẹ cần sử dụng các vật dụng như cốc, thìa, bát riêng, và thực hiện khử khuẩn thường xuyên bằng súng xịt cồn. Mẹ hãy thực hiện xịt cồn trong phòng cách ly, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa và các vật dụng như bình sữa bằng khăn tẩm cồn. Khi xịt cồn mẹ hãy lưu ý tránh để cồn tiếp xúc trực tiếp với da và mắt em bé.

Cách chăm sóc bé
Khi đã đảm bảo đủ điều kiện an toàn, chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp bé giảm các triệu chứng và mau khỏi bệnh hơn. Dưới đây là cách chăm sóc bé khi bé mắc Covid-19 từ các chuyên gia sữa mẹ tại cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh.
Cách hạ sốt
Mẹ cần thực hiện theo dõi trẻ liên tục, khi thấy bé có biểu hiện mệt mỏi, người nóng hãy sử dụng nhiệt kế điện tử kẹp nách để theo dõi nhiệt độ cho bé. Nếu bé sốt dưới 38.5 độ, mẹ hãy thực hiện các biện pháp hạ sốt như lau người bằng nước mát, giảm nhiệt độ phòng, cho bé mặc quần áo mỏng.
Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt dưới dạng thuốc đút hậu môn, liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt Efferalgan cho bé ở các độ tuổi như sau:
- Trẻ 0-3 tháng với cân nặng từ 5-8kg, mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt Efferalgan hộp màu hồng với liều lượng 80mg
- Trẻ trên 3 tháng sử dụng thuốc hạ sốt Efferalgan hộp màu xanh với liều lượng: 80mg cho trẻ từ 5-8 kg và 150mg cho trẻ từ 8-10 kg
Lưu ý: Nếu bé bị sốt cao đi kèm với các triệu chứng như bé thở gấp, lõm ngực và môi thâm tím, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Xử lý khi bé có dịch mũi, ho
Nếu bé có dịch trong mũi, mẹ cần thực hiện vệ sinh mũi thường xuyên cho con, nhất là trước khi cho bé bú. Mẹ hãy thực hiện nhỏ nước muối và nhẹ nhàng hút mũi và lau cho con trước khi cho con bú. Sau mỗi cữ bú, thực hiện bế bé ở tư thế vác để chống bé bị nôn trớ.
Nếu bé bị ho và có đờm, mẹ hãy bế vác và thực hiện vỗ lưng nhẹ cho bé bên cạnh đó thường xuyên nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé. Sau đó mẹ nên đưa bé đến bác sĩ gần nhất để được kê đơn thuốc ho, long đờm và sử dụng kháng sinh nếu cần thiết. Các thuốc ho bác sĩ có thể kê cho bé như Olesom S, Acemuc, Broncho, …
Mẹ hãy lưu ý rửa tay sát khuẩn bằng cồn trước khi thực hiện vệ sinh cho bé, và sau khi chạm vào dịch của bé. Bên cạnh đó mẹ cần phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình chăm sóc trẻ để đảm bảo an toàn.

Cho bé bú an toàn
Cho bé bú an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ hãy cố gắng cho con bú trực tiếp, nếu bé không chịu bú mới nên thực hiện hút sữa. Hãy cố gắng cho bé bú bởi sữa mẹ sẽ cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng, cũng như các kháng thể rất cần thiết cho bé, nhất là trong thời điểm bé đang là f0 như hiện tại.
Khi thực hiện cho con ti trực tiếp, mẹ hãy thực hiện theo khẩu trang, thực hiện rửa tay sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay và thực hiện vệ sinh ngực sau khi cho con bú để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp bé bỏ bú, mẹ cần kiểm tra nguyên nhân bé bỏ bú là do đâu. Nếu bé không bú do có dịch mũi, nghẹt mũi, mẹ hãy hút dịch mũi cho bé sau đó cho bé bú. Nếu bé vẫn không chịu bú thì mẹ có thể thực hiện vắt sữa, khi vắt sữa mẹ cần lưu ý:
- Thực hiện vệ sinh các dụng cụ hút sữa trước và sau khi hút
- Rửa tay trước khi hút sữa bằng dung dịch cồn
- Thực hiện đeo khẩu trang khi vắt sữa
- Cho con ti ngay lập tức sau khi vắt sữa vào bình và thực hiện đeo khẩu trang khi cho con ti
- Vệ sinh bình ti sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng và luộc qua nước đun sôi
Ở một số trường hợp, mẹ gặp các vấn đề về tắc tia sữa, ít sữa nên sữa tiết ra ít nên bé không thể bú. Trong trường hợp này, mẹ cần thực hiện các biện pháp khắc phục, mẹ có thể tham gia hội Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được các chuyên gia sữa mẹ chẩn đoán và đưa ra phương pháp thông tắc sữa, gọi sữa khoa học và nhanh nhất.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nâng cao sức đề kháng cho mẹ và bé
Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh chăm sóc bé đúng cách, Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn để tăng sức đề kháng, sức đề kháng sẽ được chuyển sang cơ thể bé qua đường sữa mẹ. Mẹ tăng cường bổ sung vitamin và các khoáng chất bằng cách bổ sung vitamin C thông qua các loại hoa quả như ổi, nước cam, chanh leo, … hoặc sử dụng viên uống vitamin C.
Bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như các thực phẩm chứa nhiều selen có trong cá ngừ, cá cơm, … ăn các thực phẩm như sữa, trứng, thịt để bổ sung kẽm cho cơ thể tăng cường sức đề kháng. Mẹ cũng nên duy trì uống đủ 2l nước ấm một ngày để hỗ trợ cho quá trình sản xuất sữa.
Để giữ nguồn sữa dồi dào để không làm gián đoạn quá trình cho con ti, các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng thêm cao trà lợi sữa IMA – đây là cao trà có thành phần từ hoa, lá bồ công anh và lá sung, cung cấp cho mẹ các dưỡng chất, vitamin, kẽm, magie, sắt và các kháng thể. Cao trà IMA kích thích và cân bằng hormone sản xuất sữa, giúp sữa mẹ luôn dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chế độ sinh hoạt
Chăm bé trong thời điểm này sẽ khiến mẹ rất tốn sức, vì vậy mẹ hãy cố gắng ngủ khi con ngủ và ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể có sức để chăm con, cũng như giữ được nguồn sữa quý giá của mình cho con bú.
Mẹ hãy cố gắng dành ra 15-20 phút trong ngày để tập các động tác Yoga khi con ngủ hoặc có thể tập cùng con để tăng vận động cho cơ thể, lưu thông khí huyết giúp đẩy virus ra khỏi cơ thể để không trở thành f0, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giãn cơ cho con và giúp cơ thể con giảm đau nhức.
Để nhận được miễn phí video hướng dẫn về các động tác Yoga cho mẹ tập cùng con, mẹ hãy tham gia nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh , các chuyên gia sẽ hỗ trợ mẹ về các động tác, cũng như các cách để chăm con khi con là f0 hoặc mẹ là f0.
Hai mẹ con có thể cùng nhau tắm nắng vào buổi sáng vào khoảng thời gian thích hợp, việc tắm nắng sẽ giúp mẹ tổng hợp vitamin D3 giúp tăng cường trao đổi chất và tăng hoạt động chuyển hoá từ đó tăng cường hệ miễn dịch, nhất là đối với trẻ sơ sinh vào thời điểm này.
Để được hỗ trợ về cách cho con về tắm nắng đúng cách, và thời điểm tắm tốt nhất trong ngày, mẹ hãy tham gia nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận video hướng dẫn từ các chuyên gia nhé.

Trong thời điểm dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ một môi trường an toàn nhất, bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh và các tác động bên ngoài. Nếu trẻ không may trở thành f0, hãy bình tĩnh và làm theo hướng dẫn nhé!
Tham khảo thêm bài viết mẹ bị Covid-19 thì phải làm sao