Nội dung bài viết
Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến ở các mẹ mới sinh và đang cho con bú, có nhiều cách chữa tắc tia sữa khác nhau, tuy nhiên cách nào đem lại hiệu quả cao và sự thuận tiện thì không phải mẹ nào cũng biết. Hãy cùng E&S Việt Nam điểm qua các cách chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản mà các mẹ nên áp dụng dưới đây nhé!

Tắc tia sữa là gì?
Trước hết cần phải hiểu được tắc tia sữa là gì? Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị đọng lại ở trong ống dẫn sữa ở bầu ngực do người mẹ không cho con bú cạn hoặc không hút sữa sau khi cho con bú. Sữa đông lại làm cho ống dẫn sữa bị hẹp hoặc có thể bị bít lại khiến sữa không thoát được ra ngoài, dồn lại và tạo thành cục cứng, làm người mẹ đau đớn và cản trở quá trình cho con bú.

Biểu hiện và các cấp độ của tắc tia sữa
Tuỳ vào từng cấp độ của tắc tia sữa mà người mẹ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông thường tắc tia sữa được chia thành 5 cấp độ từ nhẹ tới nặng, và cách chữa tắc tia sữa ở từng cấp độ cũng có sự khác biệt:
- Cương sữa sinh lý: Là cấp độ nhẹ nhất trong tắc tia sữa, người mẹ lúc này sẽ cảm thấy căng tức, cương cứng và nóng toàn bộ bầu ngực, sữa tiết ra rất ít và có thể người mẹ sẽ thấy xuất hiện hạch ở nách, tuy nhiên không có cục cứng gây đau.
- Tắc tia sữa 1 tia, 2 tia có xuất hiện cục cứng: Đây là cấp độ thứ 2 của tắc tia sữa, lúc này người mẹ bắt đầu thấy xuất hiện các cục cứng trên ngực, hơi đau và sữa tiết ra không nhiều.
- Tắc tia sữa có cục cứng, sưng tấy: Đây là cấp độ người mẹ có thể cảm nhận rõ nhất, người mẹ sẽ cảm thấy không chỉ đau ở bầu ngực mà còn đau khắp toàn thân, người mệt mỏi và nóng sốt. Ở cấp độ này ngực người mẹ có nhiều cục cứng và không thể nặn ra sữa và đầu ti bắt đầu xuất hiện những nốt màu trắng.
- Viêm tia sữa: Khi tình trạng sưng tấy không được khắc phục, lúc này sẽ chuyển sang viêm tia sữa, ngực người mẹ sẽ bị sưng, nóng đỏ, đau và người mẹ có thể bị sốt cao và xuất hiện mủ ở đầu ti.
- Áp xe vú: Đây là cấp độ nặng nhất của tắc tia sữa, ngực người mẹ sẽ xuất hiện những ổ viêm có chứa mủ, ở giai đoạn này người mẹ cần phải nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Áp xe vú kéo dài có thể khiến người mẹ mất sữa hoàn toàn, thậm chí dẫn tới ung thư vú.
Nếu mẹ đang gặp các hiện tượng trên nhưng không biết ở cấp độ nào, hãy tham gia ngay Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được chẩn đoán Miễn Phí và nhận ngay các phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng để bảo vệ nguồn sữa tốt nhất nhé!

Tắc tia sữa cần được điều trị ngay từ các cấp độ nhẹ, vì nếu trở nặng mẹ sẽ phải sử dụng tới thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị phức tạp. Vậy tắc tia sữa phải làm sao, các mẹ có thể tham khảo các cách chữa tắc tia sữa tại nhà cực đơn giản dưới đây.
Các cách chữa tắc tia sữa tại nhà
Có nhiều cách chữa tắc tia sữa khác nhau, tuy nhiên các mẹ đang cho con bú thường không có nhiều thời gian, việc điều trị tắc tia sữa cũng cần đơn giản, nhanh chóng để tránh làm gián đoạn quá trình cho con bú, vì vậy sử dụng những cách chữa tắc tia sữa tại nhà thường được các mẹ ưu tiên, nhưng không phải phương pháp nào cũng an toàn và hiệu quả.
Các mẹ có thể tham khảo một số cách chữa tắc tia sữa tại nhà dưới đây nhé.
Chữa tắc tia sữa theo phương pháp IMAcare
Phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare là phương pháp được phát triển từ đội ngũ dược sĩ của IMA, dựa trên nghiên cứu của Tiến sĩ – Bác sĩ Newman, ông là một chuyên gia sữa mẹ hàng đầu thế giới với nhiều nghiên cứu về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy đây là phương pháp thông tắc tia sữa dựa trên cơ sở khoa học, thân thiện với các mẹ và dễ dàng đạt được hiệu quả cao.
Phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare gồm các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng cao trà IMA để đánh tan cục tắc từ bên trong. Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc điều trị thông tắc tia sữa, việc tác động vào các hooc môn là điều tạo nên sự khác biệt của phương pháp IMAcare với các phương pháp khác. Cao trà IMA được chiết xuất từ cao lá sung và bồ công anh, cung cấp các hoạt chất giúp điều chỉnh hooc môn sản xuất sữa, làm tan cục tắc và cung cấp các chất chống viêm cho người mẹ.
- Bước 2: Chườm ấm. Việc kích thích từ bên ngoài bằng chườm ấm giúp giãn nở mạch máu cũng như các tia sữa, giúp việc vận chuyển sữa và các hooc môn dễ dàng hơn, tác dụng nhiệt của việc chườm nóng cũng giúp cho các cục sữa đông tan dần.
- Bước 3: Massage thông tắc tia sữa. Đây là một bước quan trọng trong quá trình thông tắc tia sữa. Việc massage đúng cách, tác động đủ lực vào vùng tắc sẽ làm tan các cục sữa đông, khai thông dòng sữa.
- Bước 4: Dùng máy hút sữa hút hết sữa thừa sau khi cho con ti. Việc cho con ti đúng tư thế cũng là một điều quan trọng giúp sữa chảy ra nhiều, đồng thời duy trì quá trình sản xuất sữa mẹ, không để mẹ bị mất sữa. Việc sử dụng máy hút sữa hút cạn sữa thừa sau khi cho con bú giúp sữa không bị đọng lại ở bầu ngực người mẹ khiến cho việc tắc tia sữa trở nên nặng hơn.

Ngoài ra ở các cấp độ nặng hơn, các mẹ sẽ được các dược sĩ tư vấn để sử dụng các loại thuốc kháng sinh hỗ trợ và đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho các mẹ. Hơn nữa, việc tư vấn và hướng dẫn điều trị được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, các mẹ có thể được hỗ trợ và nhận hướng dẫn từ đội ngũ dược sĩ bất cứ lúc nào.
Để nhận được chi tiết về phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare, người mẹ có thể tham gia nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận được sự đồng hành từ các chuyên gia, nhận cẩm nang về phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare cũng như thực đơn ăn uống giúp các mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa nhanh chóng.
Các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về thuốc trị tắc tia sữa tại đây
Massage và hút sữa
Đây là cách chữa tắc tia sữa được nhiều mẹ tự áp dụng tại nhà. Người mẹ sẽ thực hiện xen kẽ giữa massage và sử dụng máy hút sữa.
- Bước 1: Người mẹ sẽ dùng tay để massage bầu ngực, các động tác massage cần phải nhẹ nhàng, tuy nhiên cần đủ lực để tác động vào các tia sữa bị tắc, massage bầu ngực trong khoảng 5 phút. Có rất nhiều động tác massage khác nhau, các mẹ có thể tham khảo một số động tác massage từ chuyên gia dưới đây:
- Bước 2: Sau khi massage, sử dụng máy hút sữa để hút sữa ra ngoài và thực hiện hút trong khoảng 10 phút, việc kết hợp với máy hút sữa góp phần khơi thông, đồng thời hút cạn sữa để tránh tình trạng tắc tia sữa nặng thêm.
Tuy nhiên phương pháp này thường không đem lại hiệu quả cao bởi việc đơn thuần massage và hút sữa sẽ không tác động được các cục tắc từ sâu bên trong dẫn tới không giải quyết được triệt để vấn đề hoặc người mẹ có thể dễ dàng bị tắc tia sữa trở lại.

Chữa tắc tia sữa theo phương pháp dân gian
Một số mẹ vẫn lựa chọn các phương pháp dân gian để trị tắc tia sữa, các phương pháp này dễ thực hiện nhưng lại không dựa trên cơ sở khoa học, vì vậy thường không đem lại hiệu quả cao hoặc không điều trị được triệt để. Một số cách chữa tắc tia sữa dân gian thường được áp dụng:
- Sử dụng lá bắp cải: Nhiều mẹ thường sử dụng lá bắp cải, rửa sạch, hơ nóng và đắp lên ngực, kết hợp với xoa bóp để chữa tắc tia sữa. Điều này cũng tương tự như việc chườm ấm, tuy nhiên việc sử dụng lá bắp cải sẽ khiến người mẹ không kiểm soát được nhiệt độ, việc nhiệt độ quá nóng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ.
- Đắp men rượu lên ngực: Một cách chữa tắc tia sữa dân gian khác được một số mẹ sử dụng là dùng hỗn hợp men rượu và rượu để đắp lên ngực và xoa bóp để tác động làm tan cục tắc. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích bởi trong men rượu có chứa methanol – một chất độc có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và không an toàn khi cho con bú trực tiếp.
- Sử dụng lá bồ công anh: Công dụng của lá bồ công anh trong việc điều trị tắc tia sữa được rất nhiều mẹ biết tới, bởi trong lá bồ công anh có chứa các hoạt chất như Sterol, Choline, Inulin và Pectin có tác dụng diệt khuẩn, cũng như các vitamin A, C, Canxi, chất xơ, sắt,… tác động đến các hooc môn sản xuất sữa, đánh tan cục tắc. Tuy nhiên hầu hết các mẹ chỉ sử dụng bồ công anh dưới dạng lá tươi hoặc phơi khô với liều lượng không chính xác, vì vậy hiệu quả thường không cao, các mẹ nên sử dụng những loại dược phẩm có chiết xuất từ bồ công anh để đảm bảo được liều lượng tốt nhất.

Lưu ý khi thực hiện chữa tắc tia sữa tại nhà
Chữa tắc tia sữa tại nhà là điều nhiều mẹ mong muốn bởi sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quá trình cho con bú, tuy nhiên khi thực hiện chữa tắc tia sữa tại nhà, người mẹ nên lưu ý sử dụng các phương pháp khoa học để có thể đạt được hiệu quả cao, an toàn và nên điều trị ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Khi lựa chọn thực hiện các cách chữa tắc tia sữa tại nhà, các mẹ cần phải tham khảo kỹ để chọn ra phương pháp phù hợp, cũng như tham khảo ý kiến hoặc hướng dẫn từ những người có chuyên môn. Bên cạnh đó, người mẹ cần giữ một chế độ dinh dưỡng, cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thông tắc, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho sữa mẹ.
