Mách mẹ mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt!

Từ xưa, các mẹ bỉm đã truyền nhau cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé mọc răng không sốt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rõ phương pháp này. Vậy liệu rằng điều này có đúng, các mẹ hãy cùng E&S Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt!

Theo Đông y, lá hẹ được xem là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Lá hẹ hay được dùng lấy nước để hạ sốt, giảm ho và giảm sổ mũi cho bé. Ngoài ra trong dân gian, mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cũng được sử dụng để tránh tình trạng bé bị sốt khi mọc răng.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh thường được các mẹ dân gian sử dụng như 1 mẹo trong giai đoạn bé mọc răng. Lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt, sưng lợi vì trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như: Sulfit, odorin và allicin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh.

Dân gian thường có hai cách sử dụng trực tiếp lá hẹ tươi hoặc chưng cất lấy nước lá hẹ để rơ lưỡi. Dưới đây là 2 bước thực hiện rơ lưỡi cho bé tại nhà mẹ nên áp dụng:

Các bước rơ lưỡi bằng lá hẹ
Các bước rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Bước 1: Chuẩn bị lá hẹ

  • Chuẩn bị khoảng 50g lá hẹ, cần chọn những loại lá hẹ sạch, an toàn
  • Nước đun sôi
  • Gạc rơ lưỡi vô trùng

Bước 2: Rơ lưỡi cho bé

Có hai cách để thực hiện rơ lưỡi bằng lá hẹ:

1. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ xay nhuyễn

Lá hẹ tươi xay nhuyễn giúp vệ sinh sạch hoàn toàn khoang miệng cho bé, loại bỏ các vi khuẩn gây hại và phòng ngừa tình trạng nấm lưỡi cho bé. Cách này cũng rất dễ thực hiện, không tốn quá nhiều thời gian và công sức của mẹ.

  • Lá hẹ đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch.
  • Cho lá hẹ cùng 1 ít nước ấm vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước lá hẹ và bỏ phần bã.
  • Sử dụng gạc sạch, chấm vào nước lá hẹ đã lọc và sau đó thực hiện rơ lưỡi cho bé

2. Cách rơ lưỡi bằng đun nước lá hẹ

Rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ chín sẽ giảm mùi hăng của hẹ, giúp phòng ngừa vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại trên lá hẹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Cách này an toàn hơn với những trẻ mới rơ lưỡi lần đầu, bé sẽ không quấy khóc.

  • Rửa sạch lá hẹ và cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Cho hẹ vào chén, sau đó đổ nước nóng vào.
  • Đợi lá hẹ chín rồi dùng muỗng chà xát lá hẹ và lọc lấy nước.

Sau đó, mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi chấm vào dung dịch và thực hiện rơ lưỡi cho bé.

Thực hiện rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé đúng cách

Tùy vào mỗi bé và từng giai đoạn phát triển, mẹ sẽ rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ với số lần phù hợp nhất để giúp làm sạch khoang miệng cho bé và đảm bảo an toàn, để nhận được Miễn Phí video hướng dẫn rơ lưỡi cho bé đúng cách theo đừng độ tuổi, mẹ hãy tham gia Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, nơi có hơn 40.000 mẹ bỉm sữa đang cùng nhau chia sẻ những vấn đề và phương pháp chăm con nhàn và khoa học nhất.

Để làm sạch bề mặt lưỡi, khoang miệng và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm, các mẹ nên rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ với số lần như sau:

  • Bé còn bú mẹ hoàn toàn: Mẹ hãy rơi lưỡi bằng lá hẹ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Bé bú mẹ kết hợp với sữa bột: Mẹ sẽ rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé đều đặn mỗi ngày.
  • Bé bú ngoài hoàn toàn: Mẹ sẽ rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé sau mỗi lần bú.

Thông thường, sau khi bú xong, bé sẽ ợ hơi, lúc này mẹ không nên rơ lưỡi ngay mà nên đợi khoảng 15 phút để bé xuống sữa rồi mới rơ lưỡi, để tránh tình trạng nôn trớ sau khi rơ lưỡi.

Lưu ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh

Dù là một mẹo dân gian được nhiều mẹ sử dụng nhưng đối với hệ tiêu hoá còn yếu của bé, việc sử dụng trực tiếp nước lá hẹ để rơ lưỡi có thể dẫn tới một số bệnh về đường tiêu hoá.

Do đó, việc làm sạch miệng cho bé được các chuyên gia khuyên nên sử dụng những loại gạc rơ lưỡi chuyên dụng để đảm bảo được độ sạch tuyệt đối cũng như đảm bảo an toàn. Thay vì cách rơ lưỡi bằng lá hẹ truyền thống, rất nhiều mẹ đang lựa chọn sử dụng gạc rơ lưỡi Emti, tin tưởng gạc rơ lưỡi là biện pháp an toàn, bảo vệ được sức khoẻ răng miệng cho bé..

Gạc rơ lưỡi Emtis là loại gạc đã tẩm dịch sẵn và được nhiều bác sĩ khuyên dùng hiện nay. Thành phần trong gạc bao gồm Natri Chloride, Natri Bicarbonat, Xylitol và hợp chất dịch chiết xuất.

Dịch tẩm trong gạc được chiết xuất từ lá hẹ: tận dụng được các dưỡng chất từ lá hẹ kết hợp với dịch chiết lá trà xanh. Hai chất dịch kết hợp làm tăng khả năng kháng viêm, làm sạch tối đa và giảm thiểu các bệnh về miệng cho bé. Bảo vệ bé khỏi bệnh viêm nướu, tưa lưỡi, nấm miệng.

Bên cạnh đó, Gạc Emtis còn được thiết kế hình dạng ngón tay giúp mẹ dễ sử dụng, đảm bảo an toàn khi rơ miệng cho bé. Chất liệu của gạc là cotton mềm mịn, thân thiện với trẻ nhỏ nên mẹ hãy yên tâm khi lựa chọn sản phẩm này cho con. Đồng thời gạc được đóng túi vô khuẩn, đảm bảo được vệ sinh an toàn tối đa cho miệng bé.

Một ngày, mẹ nên sử dụng gạc để vệ sinh miệng cho bé ít nhất là 2 lần (sáng – tối). Cũng giống như cách rơ lưỡi khác, trước khi thực hiện mẹ cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau đó đưa ngón tay vào miếng gạc, nhẹ nhàng chà lên nướu, lưỡi, răng và khoang miệng cho bé. Mẹ hãy thực hiện như vậy đều đặn theo các cách rơ lưỡi đơn giản, hiệu quả mỗi ngày để miệng bé luôn được đảm bảo nhé!

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Lưu ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Bài viết trên E&S Việt Nam đã mách mẹ cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ và hành trình phát triển của bé luôn được đảm bảo an toàn nhất.

0 0 đánh giá
Bạn thấy bài viết hữu ích?
guest

0 Bình luận - hỏi đáp
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận