Mẹ bị ít sữa dần sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì phải làm sao?

Mẹ bị ít sữa dần sau khi tiêm Vắc xin Covid-19 thì phải làm sao? Nhiều mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cảm thấy lượng sữa giảm dần, liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không, và các mẹ phải làm gì nếu gặp phải vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm được câu trả lời.

Sữa mẹ ít dần có phải do vắc xin Covid-19 hay không?

Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới về tiêm chủng (WHO SAGE) không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới chất lượng cũng như số lượng sữa mẹ sau khi tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, việc người mẹ tiêm vắc xin giúp tạo ra kháng thể, một phần kháng thể này được trẻ hấp thụ qua sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết “Tiêm vắc xin có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sữa mẹ không?

Việc các mẹ cảm thấy bị ít sữa dần chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý lo lắng sau khi tiêm, hãy cùng E&S Việt Nam tìm hiểu ảnh hưởng của tâm lý tới chất lượng và số lượng sữa mẹ như thế nào nhé.

Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Tâm lý ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng sữa mẹ

Có một số trường hợp ghi nhận người mẹ nhận thấy lượng sữa bị giảm sau khi tiêm vắc xin Covid-19, điều này xuất phát từ tâm lý lo lắng của người mẹ, thậm chí gây nên stress sau khi tiêm làm ảnh hưởng tới quá trình tiết hoóc-môn sản xuất sữa gây nên tình trạng này.

Quá trình sản xuất sữa mẹ có sự tham gia của 4 hoóc-môn chính: Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Sữa mẹ được sinh ra nhờ vào cơ chế tự điều chỉnh các hàm lượng các hooc môn này, các hooc-môn trong cơ thể lại bị ảnh hưởng bởi tâm lý, stress nên điều này có thể lý giải được vì sao một số người mẹ cảm thấy ít sữa dần sau khi tiêm vắc xin.

Stress có thể gây ức chế sự tiết sữa. Sự tiết sữa là một phản xạ khi những dây thần kinh ở khu vực vú được kích hoạt, truyền tín hiệu để giải phóng hoóc-môn oxytocin, làm các cơ nhỏ co thắt, bóp sữa vào các ống của vú. Việc stress có thể làm giảm lượng oxytocin, khiến cho lượng sữa được tiết ra bị giảm đi, có một số trường hợp người mẹ bị mất sữa hoàn toàn do chứng trầm cảm sau sinh.

TMSC 1000x700 1 compressed
Tác động của stress tới sự tiết sữa mẹ

Stress còn ảnh hưởng đến thành phần của sữa mẹ, khi gặp stress cơ thể sẽ giải phóng các  hoóc-môn cortisol, adrenaline và norepinephrine, đây là những loại hooc-môn gây ra sự cảng thăng, chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sữa mẹ nhưng chất lượng sữa lại bị ảnh hưởng.

Suy nghĩ chính là kẻ thù lớn nhất của người mẹ khi cố cho con bú, mắc kẹt trong tâm lý lo lắng càng làm ảnh hưởng nhiều hơn đến phản xạ tiết sữa của người mẹ khiến tình trạng có thể ngày càng xấu đi. Khi người mẹ cảm thấy stress hoặc lo lắng, hãy hít thở sâu, nghe nhạc và nghỉ ngơi hoặc có thể gặp bác sĩ để xin lời khuyên nếu cần thiết.

meitsuadan e1640574221602
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới số lượng và chất lượng sữa mẹ

Phương pháp để kích thích sự giải phóng hoóc-môn Oxytocin giúp tăng tiết sữa

Một số phương pháp kích sữa hiệu quả E&S Pharma gợi ý mẹ có thể tham khảo dưới đây:

  • Làm ấm: Việc làm ấm cũng có thể khuyến khích tiết sữa và sự tạo sữa, người mẹ. Người mẹ có thể sử dụng một số loại dầu xoa bóp ấm, hoặc sử dụng gạo rang ấm bọc trong tất để áp lên ngực trong vài phút trước khi cho con bú để tăng sự tiết sữa.
  • Massage kích sữa: Việc thực hiện massage ngực cũng hỗ trợ cho việc kích sữa cho người mẹ, ngoài ra massage cũng giúp tránh được tình trạng tắc sữa. Có nhiều phương pháp massage khác nhau, các mẹ có thể tham gia hội nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được nhận hướng dẫn massage miễn phí hoặc các mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn kích sữa, gọi sữa của dược sĩ Ngọc Dung

  • Bổ sung thực phẩm chức năng kích sữa, lợi sữa: Mẹ mất sữa hoặc ít sữa sau khi tiêm vắc xin COVID 19 được khuyên nên bổ sung một số thực phẩm chức năng có khả năng kích thích và giải phóng hormone Oxytocin như cao trà IMA chiết xuất từ lá, hoa bồ công anh.
  • Tiếp xúc da: Việc tiếp xúc da trực tiếp với bé bằng cách đặt bé nằm da chạm da với người mẹ trước khi cho con bú hoặc trước khi hút sữa bằng máy cũng khá hiệu quả. Việc tiếp xúc da tích cực giúp cơ thể người mẹ tiết Oxytocin, hỗ trợ cho quá trình tiết sữa.
  • Âm nhạc: Âm nhạc có thể giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng, thư giãn, bạn có thể nghe những bản nhạc yêu thích hoặc những loại âm thanh như tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy,… Người mẹ càng thư giãn thì khả năng tiết sữa càng được cải thiện hơn.
  • Mùi hương: Mùi hương cũng là một yếu tố giúp người mẹ cảm thấy thư giãn, mùi hương cũng có thể giúp người mẹ giải phóng oxytocin, có thể là hương thơm của bé, hoặc giữ những loại mùi hương mà người mẹ yêu thích ở gần bên như hoa oải hương, vani,… để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
TMSC 1 compressed
Các phương pháp kích thích giải phóng hormone Oxytocin giúp tăng tiết sữa mẹ

Giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái là điều rất cần thiết đối với người mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Bên cạnh việc đó, giữ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ cũng giúp người mẹ cải thiện được các vấn đề về sữa, các mẹ có thể chia sẻ, tham khảo về chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng các chuyên gia tại Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh.

Tham gia nhóm để nhận chế độ dinh dưỡng tốt nhất từ chuyên gia
Tham gia nhóm để nhận chế độ dinh dưỡng tốt nhất từ chuyên gia
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận