Mẹ bị viêm gan B có cho con ti trực tiếp được không?

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B chiếm khoảng 10-20% dân số, trong đó phần lớn là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Điều này gây ra tâm lý lo lắng cho các bà mẹ sắp sinh con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ về việc khả năng lây nhiễm viêm gan B sang cho con qua sữa mẹ. Vậy mẹ mắc viêm gan B có cho con ti trực tiếp được hay không? Cùng E&S Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

TMSC 1000x700 compressed
Việt Nam là nước có tỷ lệ phụ nữ mang thai và cho con bú nhiễm viêm gan B ở mức cao

Viêm gan B có thể lây khi mẹ cho con bú trực tiếp hay không?

Theo kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009 khẳng định rằng không hề có bằng chứng việc cho con bú mẹ trực tiếp làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 147 trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ được chuẩn đoán mắc viêm gan B tại Đài Loan cho thấy ở 92 trẻ bú sữa mẹ và 55 trẻ bú sữa bình có tỷ lệ nhiễm ngang nhau. Một nghiên cứu khác ở Anh bao gồm 126 đối tượng cũng cho thấy không có sự khác biệt đối với tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ bú sữa mẹ và trẻ không được bú sữa mẹ.

Kết luận rằng việc cho con bú sữa mẹ từ người mẹ nhiễm viêm gan B không gây thêm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cho trẻ, ngay cả khi không được chủng ngừa, vì vậy việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là việc được khuyến khích nên làm.

Me it sua dan sau khi tiem vac xin Covid 19 thi phai lam sao 2 compressed
Cho con bú trực tiếp không làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Mẹ bị viêm gan B cần làm gì để tránh trẻ bị lây nhiễm?

Theo khuyến cáo của WHO, tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 48 giờ sau khi sinh hoặc càng sớm càng tốt sau đó, và được tiêm định kỳ khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ bảo vệ trẻ được 90% trẻ em có mẹ bị viêm gan B trước nguy cơ lây nhiễm sau sinh.

Vi rút viêm gan B có tồn tại trong sữa mẹ, nhưng việc nhiễm chỉ xảy ra khi đầu ti của mẹ bị chảy máu, tiết dịch, trầy xước và niêm mạc miệng hoặc đường ruột của trẻ có tổn thương. Nên người mẹ nên giữ vệ sinh đầu ti sạch sẽ, tạm ngừng cho con bú trực tiếp nếu núm vú có tổn thương với vết thương hở, bị chảy máu hoặc tiết dịch.

Nếu người mẹ bị viêm gan B có các bệnh lý như nứt cổ gà (nứt đầu ti), chảy máu hoặc tổn thương ngực nên tránh cho trẻ bú trực tiếp và có thể thực hiện phương pháp vắt sữa và xử lý nhiệt sữa đã vắt bằng cách đun sôi sủi tăm hoặc chưng cách thuỷ đến sủi tăm và làm nguội nhanh trước khi cho bé bú để đảm bảo an toàn.

Các mẹ muốn tìm hiểu các phương pháp để tránh việc bị các vấn đề như nứt đầu ti, chảy máu đầu ti có thể tham giá nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được các chuyên gia tư vấn cách phòng tránh cũng như xử lý khi gặp phải các vấn đề này.

TMSC 1000x700 3 compressed
Người mẹ mắc viêm gan B cần tránh cho con bú trực tiếp khi gặp các vấn đề về ngực

Cuối cùng, để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con, bác sĩ khuyến cáo các thai phụ nên khám thai định kỳ và tầm soát viêm gan B sớm nhất có thể. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tiêm vắc xin không có tác dụng phụ cho cả mẹ và con để phòng ngừa viêm gan B.

Me it sua dan sau khi tiem vac xin Covid 19 thi phai lam sao 3 compressed
Tiêm phòng là phương pháp tốt nhất để ngăn trẻ nhiễm viêm gan B

Qua bài viết trên, các mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề có nên cho con ti trực tiếp khi bản thân mắc viêm gan B hay không. Để nhận thêm những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh tránh lây nhiễm viêm gan B từ sữa mẹ, mời mẹ tham gia Hội Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh– Nơi các ông bố, bà mẹ thông thái cùng nhau chia sẻ phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn, khỏe mạnh.

dba3be664dbb87e5deaa
Tham gia hội để được các chuyên gia tư vấn cách chăm sóc trẻ khi mẹ nhiễm viêm gan B
0 0 đánh giá
Bạn thấy bài viết hữu ích?
guest

0 Bình luận - hỏi đáp
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận