Nội dung bài viết
Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ sau sinh và đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Tắc tia sữa nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây mất sữa, viêm sưng kéo dài và lâu dần phát triển thành u xơ tuyến vú rất nguy hiểm. Để cải thiện tình trạng trên, các chuyên sinh sản khuyên bạn nên áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa IMAcare, được kiểm chứng bởi hàng triệu bà mẹ bỉm sữa trên toàn quốc.
Phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare là gì?
Phương pháp chữa tắc tia sữa IMAcare được xây dựng dựa trên nghiên cứu khoa học về cách nuôi con bằng sữa mẹ của TS.BS Jack Newman – Chuyên gia sữa mẹ hàng đầu thế giới. Ngoài ra, TS. Newman cũng là tác giả của nhiều đầu sách tôn vinh việc nuôi con bằng sữa mẹ như Hướng dẫn cho con bú (2005), nuôi con bằng sữa mẹ thành công (2006).

Cụ thể phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare là gì? Phương pháp này có gì đặc biệt mà thu hút nhiều mẹ áp dụng đến vậy? Mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo.
Chữa tắc tia sữa không khó nhưng để điều trị dứt điểm và đạt hiệu quả nhanh chóng không phải là chuyện dễ dàng. Hiện nay, các phương pháp chữa tắc tia sữa thông thường chỉ tập trung giải quyết tình trạng tắc tia sữa bằng cách kích thích từ bên ngoài mà chưa chú trọng điều trị tận gốc bên trong.
Chính vì vậy, phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare ra đời giúp mẹ giải tỏa nỗi lo hàng đêm, phương pháp này giúp làm tan và xoa dịu tuyến sữa bị tổn thương, giúp người mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa, chấm dứt tình trạng đau nhức, ốm sốt cực hiệu quả.
Dược liệu được dùng trong quá trình điều trị tắc tia sữa đó là Cao trà Thông tắc tia sữa IMA, được chiết xuất từ cao bồ công anh và cao sung thiên nhiên,giúp mẹ điều trị dứt điểm chứng tắc tia sữa cực nhanh chóng.
Cao trà IMA cung cấp các loại vitamin A, E, K, D3, … các khoáng chất như sodium, canxi, magie hỗ trợ cho quá trình thông tắc sữa mẹ. Ngoài ra, trong bồ công anh còn chứa sterol, choline, inulin và pectin, có tác dụng diệt khuẩn đối với Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus, kháng viêm, hỗ trợ chữa viêm tuyến vú cấp do tắc tia sữa, đánh tan cục sữa đông. Cao sung cũng chứa nhiều các khoáng chất, chất chống oxy hoá hỗ trợ cho quá trình thông tắc tia sữa.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm cao trà thông tắc tia sữa IMA tại đây
Hướng dẫn điều trị tắc tia sữa theo từng cấp độ nhờ phương pháp IMAcare
Trên thực tế, tắc tia sữa có nhiều triệu chứng cho từng cấp độ khác nhau, từ đó sẽ có các phác đồ điều trị tương ứng. Dưới đây là một số cấp độ điển hình mà mẹ bỉm thường gặp khi bị tắc tia sữa và cách điều trị dứt điểm:
Cấp độ 1: Cương sữa sinh lý
Cương sữa sinh lý là cấp độ nhẹ nhất của tắc tia sữa. Tình trạng này thường xuất hiện từ 2-7 ngày sau sinh, người mẹ sẽ có biểu hiện đau nhức, tăng thân nhiệt và nóng toàn bộ bầu ngực. Bên cạnh đó khi đưa tay lên sờ có cảm giác cương cứng, xuất hiện hạch nhỏ ở nách và ra rất ít sữa.
Lúc trẻ mới chào đời, Prolactin được tiết ra rất nhiều giúp sữa đổ về nang sữa. Tuy nhiên, lượng Oxytocin tiết ra không đủ để tuyến sữa được co bóp, dẫn đến tình trạng sữa trong nang không được giải phóng ra ngoài, gây đau nhức và cương cứng bầu ngực.

Phác đồ điều trị cương sữa sinh lý theo phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare như sau:
Dựa trên cơ chế vận chuyển sữa mẹ, phương pháp IMAcare giúp tăng hormone Oxytocin khi đó sữa sẽ được giải phóng ra khỏi bầu ngực, đồng thời cân bằng lại hormone Prolactin, làm giảm tình trạng cương sữa sinh lý hiệu quả.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
Bước 1: Điều hòa 2 hormone tạo sữa bằng Cao trà thông tắc tia sữa IMA
Khi mẹ uống cao trà IMA ở nhiệt độ 50-70 độ C, các hoạt chất trong cao trà IMA sẽ được vận chuyển vào sâu bên trong, kích thích hormone Oxytocin ở tuyến yên, tăng cường vận chuyển sữa ra xoang chứa sữa phía trước gần đầu ti. Khi em bé mút vú, sữa sẽ được đẩy ra ngoài dễ dàng, từ đó giúp mẹ giảm cương nhanh chóng.
Bước 2: Chườm lạnh
Dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các lần bú hoặc hút sữa làm giảm sưng và đau. Chườm lạnh vào ngực trong vòng 5 phút.
Bước 3: Cho con ti
Cách giảm cương sữa sinh lý tốt nhất là cho con bú thường xuyên. Một số mẹ thường không cho con bú vì đau, tuy nhiên sữa càng nhiều thì càng căng tức. Do vậy, hãy cho trẻ bú thường xuyên và dùng tay bóp sữa trước khi cho con bú. Mẹ hãy lưu ý khi bé bú, để bé ngậm hết quầng thâm vú của mẹ.
Bước 4: Dùng máy hút sữa
Nếu sữa quá nhiều mà con không muốn bú, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để giảm căng tức. Máy hút sữa có thiết kế kiểu phễu chụp làm bằng silicon vân hình cánh hoa, giúp mát-xa, kích thích và duy trì tuyến sữa tiết ra đều đặn, nhẹ nhàng và không gây đau. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần thực hiện hút sữa sau mỗi lần cho con bú, để hút cạn sữa trong bầu ngực, giảm tình trạng cương sữa cũng như tắc tia sữa.

Cấp độ 2: Tắc tia sữa 1 tia, 2 tia có cục cứng, không đau
Ở cấp độ này, nhiều mẹ ít phát hiện đã bị tắc tia sữa bởi triệu chứng không rõ ràng. Khi sờ tay lên bầu ngực, sẽ thấy xuất hiện các cục cứng, hơi đau, sữa vẫn có nhưng tiết ra nhưng không nhiều. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy bầu ngực hơi nóng và người hâm hấp sốt.

Phác đồ điều trị theo phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare dành cho cấp độ này như sau:
Bước 1: Đánh tan cục tắc từ bên trong bằng cao trà Thông tắc tia sữa IMA
Khi mới chớm tắc tia sữa, mẹ hãy uống ngay cao trà Thông tắc tia sữa IMA để hoạt chất từ bồ công anh và lá sung làm tiêu sưng, hỗ trợ làm tan cục tắc từ bên trong cho mẹ, cao trà còn cung cấp các hoạt chất như sterol, choline, inulin, … giúp người mẹ chống viêm
Ở cấp độ này, mẹ chưa cần bổ sung Thuốc chống viêm, hãy duy trì uống 5 gói cao trà IMA mỗi ngày, kết hợp chườm ấm và massage theo hướng dẫn ở các bước bên dưới để cục tắc từ từ được đánh tan.
Bước 2: Chườm ấm/Tắm nước ấm
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm là biện pháp kích thích từ bên ngoài làm giãn nở, lưu thông mạch máu và các ống dẫn sữa. Dưới tác dụng nhiệt của nước nóng, các cục sữa đông sẽ tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới tuôn trào. Cùng với các động tác massage hỗ trợ, tình hình tắc sữa sẽ dần được cải thiện.
Bước 3: Massage thông tia sữa
Massage bầu ngực đúng cách là massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Việc massage cũng giúp các mạch máu, nang sữa giãn nở, đồng thời tác động vào cục tắc, cùng với việc chườm ấm giúp làm tan cục sữa tắc, khai thông dòng sữa.
Bước 4: Cho con ti và dùng máy hút sữa hút hết sữa thừa
Chuyên gia IMA khuyên mẹ nên cố gắng cho bé bú thường xuyên, đúng cữ để duy trì quá trình sản xuất sữa mẹ trong quá trình thông tắc, nếu trẻ bỏ bú, người mẹ có thể thực hiện vắt sữa.
Bên cạnh đó, người mẹ hãy thực hiện hút sữa sau mỗi lần cho con bú hoặc vắt sữa để đảm bảo hút kiệt sữa mẹ trong bầu ngực, tránh sữa bị dồn ứ làm tình trạng tắc trở nên nặng hơn.

Cấp độ 3: Tắc tia sữa sưng, đau như đá
Ở cấp độ này mẹ không chỉ cảm thấy đau ở bầu ngực mà còn đau khắp toàn thân, người mệt mỏi và nóng sốt. Các cục sữa tắc bên trong ống dẫn sữa đã để lâu,nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển biến rất nhanh, trở thành viêm tia sữa, áp xe vú rất nguy hiểm.
Ở cấp độ này, cục tắc bên trong ống dẫn sữa đã để lâu mà chưa có biện pháp xử lý đúng cách. Ngực người mẹ bắt đầu xuất hiện nhiều cục cứng hơn, xuất hiện những nốt màu trắng ở đầu ti gây đau và không thể tiết sữa.

Bước 1: Uống cao trà Thông tắc tia sữa IMA kết hợp Thuốc chống viêm Alpha Choay
Trước mỗi lần chườm và massage thông tắc tia sữa, mẹ pha 1 gói cao trà IMA với 200ml nước ấm từ 50-70 độ C.
Ở cấp độ này, mẹ nên sử dụng thêm thuốc chống viêm Alpha Choay ngày 6 viên, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 viên ngậm dưới lưỡi.
Bước 2: Chườm ấm
Mẹ thực hiện chườm nóng tương tự như ở cấp độ 2, giúp làm giãn nở tuyến sữa, tan dần các cục tắc.
Bước 3: Massage
Việc massage đóng một vai trò khá quan trọng trong các bước, người mẹ cần thực hiện massage nhẹ nhàng, tác động vào các cục sữa đông để khai thông dòng sữa, các mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn massage của chuyên gia dưới đây:
Bước 4: Dùng máy hút sữa hút hết sữa dư thừa
Ở cấp độ này, khi bầu ngực đang rất đau và căng nhức, đặc biệt khi cho con ti. Nếu mẹ không thể tiếp tục cho con ti, hãy ngâm phễu hút vào nước ấm hoặc đắp khăn xô ấm lên ngực khi hút sữa, điều này giúp tạo cho cơ thể phản xạ giống như em bé đang ti sữa, kích thích các hormone hoạt động hỗ trợ cho quá trình thông tắc tia sữa.
Dùng máy hút sữa mức nhẹ nhất để làm mềm đầu ti, sau đó tăng cấp độ để hút sữa thừa ra ngoài, hãy đảm bảo lượng sữa được hút cạn để tránh tình trạng sữa đọng lại khiến tình trạng tắc tia sữa chuyển nặng.
Cấp độ 4: Viêm tia sữa
Viêm tắc tia sữa là cấp độ nặng của tắc tia sữa, đây là thời điểm các cục tắc không được xử lý và bắt đầu xuất hiện mù, nếu không điều trị tại giai đoạn này sẽ dẫn đến, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
Một số biểu hiện thường gặp khi mẹ bị viêm tia sữa điển hình như:
- Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa
- Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, triệu chứng càng ngày càng nặng.
- Khi cho con bú có cảm giác nóng rát, sữa tiết ra không thông suốt.
- Ngoài ra mẹ thường xuyên bị ớn lạnh, sốt cao, có mủ ở đầu ti

Vậy làm sao để cải thiện tình trạng trên khi áp dụng phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare?
Bước 1: Uống cao trà Thông tắc tia sữa IMA kết hợp Thuốc kháng viêm, tiêu sưng Medrol, Kháng sinh Cephalexin
Với các trường hợp viêm đã có mủ, mẹ nên kết hợp dùng cao trà thông tắc tia sữa IMA kết hợp cùng Thuốc kháng viêm, tiêu sưng hàm lượng cao như Medrol, đồng thời uống kháng sinh Cephalexin 500mg ngày 4 viên chia 4 lần sau ăn.
Bước 2: Chườm ấm
Dùng túi chườm nóng và chườm phía trước bầu ngực và phía sau 2 bên bả vai, mỗi bên chườm cho đến khi 2 bên bả vai ấm lên và giữ trong vòng 30s. Đây là nơi tập trung của nhiều mạch máu và nang sữa.
Bước 3: Massage
Người mẹ hãy cố gắng thực hiện massage sau mỗi lần chườm, việc kết hợp tác động từ cả bên ngoài và bên trong sẽ giúp tình trạng được cải thiện nhanh hơn.
Bước 4: Dùng máy hút sữa hút hết sữa dư thừa
Ngâm phễu hút vào nước ấm hoặc đắp khăn xô ấm lên ngực khi hút sữa. Dùng máy hút sữa mức nhẹ nhất để làm mềm đầu ti, sau đó tăng cấp độ để hút sữa thừa ra ngoài.
Ở cấp độ này, nếu làm theo các bước trên nhưng tình trạng viêm vẫn không đỡ hơn, mẹ nên tới bệnh viện để bác sĩ có chuyên môn thăm khám trực tiếp. Mẹ không nên cố gắng tự chữa trị tại nhà, dễ dẫn đến áp xe vú, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, mẹ vẫn có thể sử dụng thêm cao trà thông tắc tia sữa IMA để hỗ trợ kháng viêm tự nhiên, giảm sưng viêm nhanh chóng.

Cấp độ 5: Áp xe vú
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, là cấp độ nặng nhất của tắc tia sữa gây nên hiện tượng sưng đỏ, có hạch, ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Mẹ chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:
Bầu ngực sưng viêm, nóng đỏ, đau rát, khu vực mô vú. Từ cấp độ viêm chuyển thành áp xe, khu vực mô vú bị viêm sẽ trở nên mềm hơn và có chứa dịch. Bên cạnh đó còn xuất hiện hạch nách gây đau nhức, đôi khi sữa tiết ra có lẫn mủ vàng.
Trong trường hợp này, người mẹ nên tới các bệnh viện sản uy tín để thăm khám trực tiếp, thực hiện chụp và xét nghiệm để có được phương pháp điều trị kịp thời, người mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi, giữ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare theo từng cấp độ của bệnh, người mẹ hãy cố gắng điều trị tình trạng tắc tia sữa từ khi còn sớm, tránh tình trạng chuyển biến nặng.
Các mẹ hãy tham gia nhóm Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được nhận cẩm nang hướng dẫn chi tiết về phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare, thực đơn dinh dưỡng giúp mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa, đồng thời nâng cao chất lượng sữa, cung cấp dinh dưỡng để con phát triển toàn diện.