Nội dung bài viết
Hiện nay, rất nhiều tỉnh thành trên cả nước đã và đang triển khai tiêm vắc xin Vero Cell cho người dân, đây là loại vắc xin mới và nghe khá “lạ tai” đối với mọi người. Hãy cùng E&S Pharma tìm hiểu xem vắc xin Vero Cell có tốt không, của nước nào và có an toàn cho chị em phụ nữ không nhé!
1. Vắc xin Vero Cell của nước nào, có tốt không?
Vắc xin Vero Cell được nghiên cứu và sản xuất bởi viện Nghiên cứu Sinh Phẩm Bắc Kinh, thuộc Tập đoàn Y Dược Trung Quốc (Sinopharm). Đây là là loại vắc xin điều trị vi rút COVID-19, được chính phủ Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Vero Cell được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc xin Vero Cell đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Vero Cell dựa trên lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.
Đọc thêm: CDC Hà Nội nói về hiệu quả của vắc xin Vero Cell
2. Mũi 2 của vắc xin Vero Cell cách mũi 1 bao lâu?
Vắc xin Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 – 4 tuần. Phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Nếu liều thứ hai bị trì hoãn quá 4 tuần, thì cần được tiêm trong thời gian sớm nhất có thể.
3. Tiêm Vero Cell có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Theo WHO, vắc xin Vero Cell không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine, cần theo dõi các phản ứng phụ có thể có của vaccine tới 28 ngày, mặt khác cơ thể cần có đủ thời gian để sinh miễn dịch sau tiêm chủng. Do vậy, tốt nhất nên trì hoãn mang thai ít nhất 1 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm 2 liều vaccine Covid-19 Vero Cell. Vaccine Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ nên sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Vắc xin Vero Cell có an toàn với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không?
Trả lời cho câu hỏi vắc xin Vero Cell có an toàn không, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng vắc xin Vero Cell cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra. WHO không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin. Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp thai phụ giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh; nguy cơ lây nhiễm cho người khác (do virus khi vào cơ thể sẽ được dung hòa và giảm bớt nồng độ lây nhiễm); nguy cơ chuyển từ mức độ nhẹ, trung bình sang mức độ nặng, nguy kịch. Đồng thời, khi phụ nữ mang thai được tiêm ngừa, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus, kháng thể đó sẽ đi qua máu cuống rốn và đi tới em bé. Khi em bé được sinh ra cũng sẽ được hưởng kháng thể đó từ mẹ. Nếu mẹ cho con bú, bé sẽ tiếp tục được hưởng thêm kháng thể thông qua sữa mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tiêm vắc xin Vero Cell khi được chỉ định. Vero Cell an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy bạn không cần tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin này, Sữa mẹ cung cấp các kháng thể giúp cho trẻ sơ sinh ở khắp mọi nơi được khỏe mạnh và bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Các kháng thể và các yếu tố hoạt tính sinh học trong sữa mẹ có thể chống lại sự lây nhiễm COVID-19, nếu em bé bị phơi nhiễm. UNICEF Việt Nam cũng khuyến cáo, nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Đọc thêm: UNICEF – Nuôi con bằng sữa mẹ trong đại dịch COVID 19
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho những thắc mắc, băn khoăn sau khi tiêm vắc xin Vero Cell. Hãy giữ khoảng cách an toàn và thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế khi đi tham gia tiêm chủng tại các cơ sở y tế.
Nguồn: Tổng hợp.