Cảnh giác triệu chứng, cách điều trị khi bé bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những hậu quả trầm trọng, nhất là với trẻ em. Vậy phụ huynh cần làm gì khi bé bị sốt xuất huyết và nhận diện sốt xuất huyết ở bé như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của E&S Việt Nam dưới đây.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nhiều biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên trẻ sơ sinh lại là đối tượng chưa biết nói, vì vậy việc quan sát của cha mẹ là điều hết sức quan trọng, cha mẹ cần phân biệt bé bị sốt xuất huyết và sốt thường dựa trên những đặc điểm sau.

Một số triệu chứng cho thấy bé bị sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ sơ sinh thường có một số biểu hiện như sốt cao liên tục, quấy khóc, ho, sổ mũi ít, xuất hiện các chấm dưới da, dung tích hồng cầu không cao, tiểu cầu giảm nhiều và thường có nguy cơ cao bị sốc.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và cả người lớn đều xuất hiện theo các mức độ từ nhẹ đến trung bình, tuy nhiên việc chẩn đoán sớm các triệu chứng là điều rất quan trọng để tránh khiến bệnh trở nặng, dẫn tới tình trạng tồi tệ hơn.

  • Ngày thứ 1: Trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột, mặt ửng đỏ, cổ họng đỏ nhưng không đau, đây là giai đoạn đầu của bệnh.
  • Ngày thứ 2: Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, lúc này có thể người trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, cổ
  • Ngày thứ 3: Lúc này các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn, bé sẽ bị sốt kèm theo xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, nướu,…
  • Ngày thứ 4: Các ban đỏ sẽ xuất hiện khắp người đi kèm sốt cao
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng cho thấy bé bị sốt xuất huyết

Triệu chứng cho thấy sốt xuất huyết chuyển nặng

Sốt xuất huyết chuyển nặng không chỉ gây nguy hiểm ở trẻ em mà còn trên cả người lớn, sốt xuất hiện nặng có thể xuất hiện từ khoảng 3-7 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng. Lúc này trẻ có thể đã giảm sốt, tuy nhiên sẽ đi kèm một số triệu chứng khác cho thấy virus đang lây lan ra cơ thể.

  • Suy hô hấp: Suy hô hấp là một dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng sốt xuất huyết đã gây nên viêm cấp tính ở đường hô hấp, lúc này nhận thấy bé sẽ khó thở, thở nhanh , đau ngực, nồng độ oxy thấp. lúc này trẻ cần được chăm sóc kịp thời.
  • Máu đọng lại dưới bề mặt da: khi bé bị sốt xuất huyết nặng sẽ dẫn tới tổn thương nghiêm trọng cho một số mạch máu trong cơ thể dẫn tới xuất hiện các điểm tụ máu trên da và gây ra giảm lượng tiểu cầu trong máu.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hoá: đau bụng nặng, nôn mửa liên tục là một trong những dấu hiệu ở hệ tiêu hoá cho thấy trẻ đang bị sốt xuất huyết nặng, đây là một triệu chứng không thể xem nhẹ
  • Giảm huyết áp: Khi sốt xuất huyết chuyển sang trạng thái nghiêm trọng, lượng tiểu cầu sẽ giảm mạnh và chảy máu khiến cho huyết áp cơ thể giảm đáng kể thậm chí có thể gây sốc cho bé.

Khi nhận thấy các triệu chứng cho thấy bé bị sốt xuất huyết nặng, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tại nhà.

Các biểu hiện cho thấy sốt xuất huyết đã trở nặng
Triệu chứng của sốt xuất huyết nặng

Cách điều trị khi bé bị sốt xuất huyết

Ở các trường hợp bé bị sốt xuất huyết không có biểu hiện sốc và sau khi thăm khám có thể thực hiện điều trị và chăm sóc tại nhà. Lúc này phụ huynh cần lưu ý cho bé sử dụng thuốc theo đúng theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó phụ huynh cũng cần lưu ý khi thực hiện chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà như

Hạ sốt cho bé đúng cách, phụ huynh cần thực hiện đo thân nhiệt khi bé có biểu hiện sốt và thực hiện các biện pháp hạ sốt phù hợp. Nếu trẻ sốt trên 38.5ºC phụ huynh cần sử dụng thuốc hạ sốt Efferalgan với liều lượng phù hợp cho từng độ tuổi. Nếu bé sốt dưới 38°C, phụ huynh có thể thực hiện hạ sốt cho bé bằng các cách sau:

  • Lau người bé bằng nước mát
  • Giảm nhiệt độ phòng
  • Cho bé mặc quần áo mỏng

Khi bé bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện chán ăn, cơ thể mệt mỏi, lúc này người mẹ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chia nhỏ cữ và tăng số lần bú để bổ sung nước cho bé. Bên cạnh đó, đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể ăn những thực phẩm giàu sức đề kháng để sản sinh các kháng thể đi theo đường sữa mẹ tới cơ thể bé.

Nếu nhận thấy bé có bất kỳ dấu hiệu bị sốc, sốt li bì không thuyên giảm, lạnh chân tay, da bầm tím, nôn trớ nhiều,… phụ huynh cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cha mẹ có thể tham gia cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh với hơn 40.000 mẹ bỉm sữa, cùng nhau chia sẻ về các kinh nghiệm chăm sóc con, cũng như cách xử lý các vấn đề mà con thường gặp phải để con có được điều kiện phát triển tốt nhất.

Không chỉ sốt xuất huyết, tại bất kỳ những bệnh khác, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý khi thực hiện chăm sóc và bảo vệ bé để đảm bảo cho bé sự an toàn, cha mẹ có thể tham khảo thêm về Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị F0 tại đây

Cách điều trị khi bé bị sốt xuất huyết
Những điều cần làm khi bé bị sốt xuất huyết

Không chỉ khi bé bị sốt xuất huyết, ở các loại bệnh khác trẻ em luôn là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm và chăm sóc. Phụ huynh cần hiểu rõ được bệnh và đưa ra những cách điều trị đảm bảo sự an toàn và sự phát triển của con.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận