Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì để an toàn và hiệu quả nhất?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì đúng cách và sạch sẽ? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa khi mới có con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những cho mẹ những lựa chọn rơ lưỡi an toàn và đảm bảo vệ sinh miệng cho con tốt nhất!

Sự quan trọng của việc rơ lưỡi cho bé

Theo các bác sĩ nha khoa, bé sau khi sinh đã có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi nấm ngay cả trong giai đoạn đang ti mẹ. Vì vậy nếu không làm sạch cặn sữa trẻ sẽ cảm thấy khó chịu dẫn tới lười bú, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm các bệnh do vi khuẩn, các bệnh về nướu cũng như các bệnh răng miệng khác.

Vì thế mẹ cần rơ lưỡi cho bé hàng ngày và giữ vệ sinh răng miệng cho bé, điều này cũng tạo tiền đề để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé sau này. Để nhận video hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé đúng cách, mẹ hãy tham gia Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, nơi có hơn 40.000 mẹ đang cùng nhau chia sẻ những kiến thức chăm sóc con khoa học nhất, tốt nhất.

Tầm quan trọng của việc rơ lưỡi đối với bé
Sự quan trọng của việc rơ lưỡi cho bé

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt

Có nhiều phương pháp rơ lưỡi được bác sĩ khuyên dùng như thuốc hay nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Tuy nhiên các mẹ cần hiểu đặc điểm của từng phương pháp để biết được rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt và an toàn nhất cho con.

1. Sử dụng gạc rơ lưỡi

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gạc răng miệng dùng để rơ lưỡi cho bé như gạc khô, gạc que, gạc tẩm sẵn dịch… Trong đó, gạc tẩm sẵn dịch kháng khuẩn chống nấm được các chuyên gia, mẹ bỉm sữa đánh giá cao về hiệu quả cũng như các lợi ích khác.

Gạc tẩm sẵn dịch kháng khuẩn chống nấm tốt nhất và được khuyên sử dụng nhiều nhất hiện nay là gạc rơ lưỡi Emtis. Đây là một trong những loại dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có chiết xuất từ lá hẹ: tận dụng được các dưỡng chất từ lá hẹ, kết hợp với dịch chiết lá trà xanh,…đồng thời đóng túi vô khuẩn, đảm bảo được vệ sinh khi sử dụng.

Không chỉ vậy, gạc Emtis còn được thiết theo dạng đút ngón tay giúp việc rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng hơn, tránh gây cảm giác khó chịu cho bé. Gạc được làm từ chất liệu cotton mềm mịn, thân thiện với trẻ sơ sinh và tránh gây ra những tổn thương cho khoang miệng nhạy cảm của bé, từ đó làm sạch một cách nhẹ nhàng.

Gạc rơ lưỡi Emtis
Gạc rơ lưỡi Emtis giúp bảo sức khoẻ răng miệng cho bé

2. Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách hiệu quả giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng. Mẹ cần lựa chọn các loại nước muối sinh lý đảm bảo chất lượng để rơ lưỡi an toàn mà không gây ra tác dụng phụ nào cho bé.

Mặc dù dùng phương cách rơ lưỡi này tưởng chừng đơn giản, nhưng thao tác thực hiện phải đúng cách thì mới hiệu quả mà an toàn cho trẻ. Nếu liều lượng nước muối mẹ sử dụng quá nhiều hay nước muối để quá có thể khiến bé dị ứng, rối loạn chức năng tiêu hóa và nhiều bệnh liên quan khác.

Đặc biệt, khi dùng phương pháp này mẹ sẽ phải kết hợp nước muối với gạc để rơ lưỡi, như vậy không đảm bảo được độ sạch tuyệt đối cho bé. Do đó, mẹ nên cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phương pháp này.

Sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Lá hẹ được được dân gian sử dụng rất nhiều bởi nó có nhiều tác dụng chữa các bệnh về miệng ở trẻ. Các mẹ có thể xay lá hẹ vắt lấy nước hoặc hấp cách thuỷ lấy nước cốt của lá rơ lưỡi, nhỏ mũi cho con. Tuy nhiên việc sử dụng trực tiếp lá tươi như vậy có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt vì bé còn nhỏ và hệ tiêu hóa còn yếu. Do vậy, khi sử dụng lá hẹ để rơ miệng bé, các mẹ cần cân nhắc kỹ.

Dùng lá hẹ để rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ

4. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá rau ngót

Rau ngót là một trong những đáp án cho thắc mắc “Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?” của các mẹ. Có tác dụng sát trùng nên rau ngót được truyền qua nhiều đời để trị các bệnh như tưa lưỡi, nấm lưỡi. Rau ngót chứa nhiều vitamin và các hợp chất có tác dụng tiêu viêm, làm sạch và hỗ trợ tái tạo tế bào bị tổn thương.

Cũng giống như lá hẹ, trong rau ngót có thành phần gây kích thích đường ruột làm rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ và gây tiêu chảy nhiều lần,…nhất là khi mẹ thực hiện rơ lưỡi bằng cách sử Vậy nên chỉ rơ lưỡi bằng rau ngót khi bé được từ 5 tháng tuổi trở lên.

Sử dụng rau ngót để rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Những phương pháp trên đây đã giải đáp thắc mắc của các bà mẹ rằng “Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt?”. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng riêng. Do đó, mẹ hay tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng rơ lưỡi cho bé và sử dụng những phương pháp khoa học, an toàn nhất nhé!

0 0 đánh giá
Bạn thấy bài viết hữu ích?
guest

0 Bình luận - hỏi đáp
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận