Nội dung bài viết
Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giúp mẹ tiết kiệm được lượng sữa thừa để cho con ti, hoặc có thể giúp mẹ tận dụng nguồn sữa để làm bánh, sinh tố sữa mẹ,… Hãy cùng E&S Việt Nam tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ đúng cách giúp sữa mẹ để được lâu, giữ được độ thơm ngon và vệ sinh, an toàn nhé!
Bảo quản sữa mẹ đúng cách khi hút ra ngoài
Bước đầu tiên trong cách bảo quản sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo được yếu tố về vệ sinh khi thực hiện vắt sữa, trước khi thực hiện vắt sữa, mẹ cần đảm bảo được những yếu tố sau:
- Mẹ cần thực hiện rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn với ít nhất 60% cồn, kể cả khi mẹ thực hiện vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy.
- Nếu mẹ thực hiện vắt sữa bằng máy hút sữa, cần thực hiện vệ sinh máy hút sữa, lau sạch các bộ phận của máy và bề mặt máy hút sữa bằng khăn tẩm dung dịch sát khuẩn.
Sau khi thực hiện vắt sữa, cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất là sử dụng túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa chuyên dụng, mẹ nên tránh sử dụng những chai, lọ nhựa có ký hiệu tái chế mang số 7 vì đây là loại nhựa có chứa BPA vì đây là loại nhựa dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhất là sức khoẻ của bé.
Nếu sử dụng bình trữ sữa, mẹ nên sử dụng bình sữa bằng thuỷ tinh hoặc các bình nhựa chuyên dụng, trước khi sử dụng mẹ nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo trước khi đổ sữa vào. Nếu sử dụng túi trữ sữa, mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa từ các thương hiệu nổi tiếng với dung tích khoảng 60-120ml. Mẹ nên tránh để sữa quá đầy, để lại không gian cho sữa giãn nở khi trữ trong ngăn đá.

Thời gian bảo quản sữa mẹ
Nhiều mẹ sử dụng biện pháp vắt sữa để kích sữa, hoặc vắt sữa vì sữa thừa để cho trẻ sử dụng dần hoặc trong những trường hợp bé không thể ti mẹ trực tiếp, vì vậy câu hỏi sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng luôn là câu hỏi rất được quan tâm. Thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ dựa vào nhiệt độ bảo quản, cụ thể:
- Ở nhiệt độ phòng: 25 – 35 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được trong khoảng từ 6-8 giờ
- Ở nhiệt độ từ 4 độ C tương với ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể để được từ 3-5 ngày
- Ở ngăn đá tủ lạnh thông thường, sữa mẹ có thể giữ được khoảng 3 tháng
- Nếu tích trữ ở tủ đông chuyên dụng với nhiệt độ dưới -18 độ C, sữa đông có thể tích trữ được tốt nhất trong 6 tháng
Bảo quản sữa mẹ đúng cách với thời gian hợp lý sẽ giúp sữa mẹ lưu trữ được lâu, bên cạnh đó vẫn sẽ giữ được sự an toàn cũng như đảm bảo được chất dinh dưỡng có trong sữa cho bé khi bé sử dụng.

Trữ đông sữa mẹ đúng cách
Như đã nêu trên, trước khi bảo quản sữa mẹ, mẹ cần phải thực hiện rửa tay sát khuẩn trước khi thực hiện vắt sữa. Sau khi mẹ đã vắt sữa ra ngoài cần cho ngay vào túi chứa sữa hoặc lọ đựng sữa chuyên dụng với dung tích khoảng 80-120ml và thực hiện dán nhãn, ghi ngày, giờ thực hiện vắt sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp thời gian làm đông sữa, cũng như thời gian rã đông nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Nếu vắt sữa ra mà chưa sử dụng ngay, hoặc mẹ xác định sẽ không sử dụng đến phần sữa đó trong vòng 4 ngày tới, mẹ nên thực hiện cho sữa đã vắt vào tủ đông ngay sau khi vắt nếu có thể để đảm bảo giữ được chất lượng sữa tốt nhất.
Nếu mẹ trữ sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh nên tránh để sữa ở phần cánh tủ vì khi mở cửa tủ lạnh, nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ dễ làm cho sữa bị hỏng, mẹ nên đặt sữa ở nơi sâu nhất của ngăn tủ. nếu gặp tình trạng mất điện, mẹ có thể sử dụng thùng cách nhiệt và đá lạnh để trữ đông trong thời gian đó.

Rã đông sữa mẹ đúng cách
Rã đông sữa mẹ đúng cách cũng là một trong những bước quan trọng để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng và thành phần của sữa, ở mỗi nhiệt độ trữ đông sẽ có một cách rã đông khác nhau, cụ thể:
Nếu mẹ trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ti, mẹ hãy lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh và ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C cho tới khi đạt được nhiệt độ phù hợp, đối với sữa trong ngăn mát, mẹ không nên sử dụng nước quá nóng để tránh ảnh hưởng đến các vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.
Nếu mẹ sử dụng tủ trữ đông sữa, mẹ có thể cho sữa đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước 1 ngày hoặc ngâm vào nước đá để thực hiện rã đông. Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, mẹ hãy nhẹ nhàng lắc sữa phần sữa và phần váng sữa hoà lại với nhau, sau đó tiếp tục ngâm trong nước ấm đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp để cho bé ti.

Một số lưu ý khi thực hiện rã đông sữa
Khi thực hiện rã đông sữa, mẹ hãy chú ý tới màu sắc, cũng như hình thái của sữa để đảm bảo được sữa an toàn để cho con ti:
- Sau khi rã đông, nếu mẹ quan sát thấy sữa có hiện tượng kết tủa màu trắng đục, tức là sữa đã có hiện tượng hỏng và không thể sử dụng được, sữa bình thường là sữa sẽ xuất hiện một lớp váng mỏng nổi lên bề mặt gọi là váng sữa.
- Mẹ không nên làm tan sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, vì điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sữa, vì vậy mẹ chỉ nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nước đá.
- Không nên thực hiện rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hoặc sử dụng lò vi sóng vì sóng điện từ và nhiệt độ cao sẽ phá huỷ các vitamin có trong sữa, khiến sữa mẹ bị mất chất dinh dưỡng và các dưỡng chất quý giá khác.
- Không nên lắc mạnh bình sữa khi rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột, hành động này sẽ làm mất đi các kháng thể, cũng như các protein và chất dinh dưỡng trong sữa.
- Một điều rất quan trọng, sữa mẹ sau khi rã đông tối đa sau 4 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh sẽ không thể bảo quản trở lại bằng cách trữ đông, lúc này nếu con không sử dụng hết, mẹ hãy vứt bỏ phần sữa thừa.
Bên cạnh đó, nếu sữa mẹ quá nhiều, mẹ có thể tận dụng lượng sữa này để làm bánh cho con tập ăn dặm, hoặc làm sinh tố,… mẹ hãy tham gia cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để cùng các mẹ chia sẻ những cách tận dụng sữa mẹ thừa thú vị để không bị lãng phí nhé.

Giải đáp một số thắc mắc về trữ sữa đông
Có rất nhiều về chất lượng sữa mẹ khi thực hiện trữ đông sữa, một số câu hỏi thường gặp như:
Sữa mẹ trữ đông có tốt không?
Trữ đông sữa mẹ là việc nhiều mẹ sử dụng khi thực hiện vắt sữa thừa hoặc vắt sữa để kích thích tạo sữa, mặc dù bảo quản sữa mẹ đúng cách và thực hiện rã đông đúng cách, tuy nhiên so với sữa vừa mới vắt hoặc ti trực tiếp từ mẹ, sữa trữ đông sẽ không tốt bằng do một số thành phần dinh dưỡng bị giảm trong quá trình này.
Sữa trữ đông bị đổi màu phải làm sao?
Thực tế, khi bảo quản sữa mẹ bằng cách trữ đông sẽ xuất hiện màu khác so với sữa mẹ ban đầu, thường sẽ có màu vàng hoặc vàng đậm, tuy nhiên điều này không có nghĩa là sữa đã hỏng bởi khi trữ đông, sữa và phần chất béo sẽ bị tách lớp nên sẽ xuất hiện màu khác.
Sữa bị thay đổi mùi sau khi trữ đông?
Trong sữa mẹ có chứa enzyme lipase, trong quá trình enzyme này ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại sẽ tạo nên phản ứng phân huỷ chất béo và giải phóng axit béo, chính điều này là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi về mùi của sữa mẹ, tuy nhiên, đây là điều không đáng lo nếu mẹ thực hiện bảo quản sữa mẹ đúng cách.
Bên cạnh đó, nếu mẹ muốn tăng chất lượng sữa cho con mau lớn, giúp sữa nhiều chất dinh dưỡng hơn có thể tham khảo bài viết về các loại trà lợi sữa dưới đây.

Từ hướng dẫn của E&S Việt Nam, mẹ hãy thực hiện để bảo quản sữa mẹ đúng cách bằng cách trữ đông, và các lưu ý khi thực hiện rã đông sữa để đảm bảo được chất lượng sữa tốt nhất cho con sử dụng, hãy cố gắng thực hiện đúng các bước để có thể tận dụng được tối đa nguồn sữa mẹ quý giá, đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện nhé.