Nội dung bài viết
Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến, tuy nhiên dấu hiệu tắc tia sữa của mỗi cấp độ lại khác nhau. Các mẹ đang bị tắc tia sữa hãy tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu tắc tia sữa, và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả dưới đây cùng E&S Việt Nam nhé.

Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu tắc tia sữa
1. Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại trong ống dẫn sữa ở bầu ngực. Sữa bị đông lại, bám vào thành ống dẫn sữa, khiến cho ống dẫn sữa bị hẹp, hoặc bịt hoàn toàn ống dẫn sữa. Điều này khiến sữa tiết ra ít hoặc không thể tiết ra. Đây là nguyên nhân cốt lõi làm cho ngực căng tức, con bú mẹ gặp khó khăn và gây cho người mẹ tình trạng đau đớn.
2. Nguyên dẫn đến tắc tia sữa
Tắc tia sữa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều mẹ không chú ý tới, mẹ có thể tham gia cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận miễn phí các mẹo phòng tránh tắc tia sữa từ các dược sĩ nhé!
- Người mẹ mới sinh, sữa tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng cương sữa sinh lý, nhưng người mẹ không xử lý khiến cho sữa mẹ đông lại gây tắc tia sữa.
- Nhiều mẹ không cho con bú thường xuyên và hút sữa thừa sau khi cho con bú khiến sữa đọng lại ở ống dẫn sữa, đông lại và gây tắc.
- Mặc áo ngực hoặc áo quá chặt, tác động vào ngực cũng là nguyên nhân bị tắc tia sữa.
- Ăn nhiều thức ăn chứa mỡ động vật như các đồ ăn từ móng giò lợn…khiến sữa mẹ chứa nhiều phân tử chất béo động vật khiến sữa dễ đông hơn, gây tắc tia sữa.
- Căng thẳng sau sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiết sữa, làm tắc tia sữa.
- Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời có thể khiến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn vì viêm, áp xe, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Các loại tắc tia sữa
Tắc tia sữa có nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ nhẹ tới nặng, tắc tia sữa được chia thành:
- Tắc tia sữa do cương sữa sinh lý
- Tắc tia sữa 1 tia, 2 tia có cục cứng, chưa viêm, sốt
- Tắc tia sữa có cục cứng, sưng tấy, đỏ và viêm cấp độ nhẹ
- Viêm tia sữa có mủ
- Áp xe vú

Tham gia cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận hướng dẫn phương pháp thông tắc tia sữa khoa học IMAcare cho từng cấp độ
Dấu hiệu tắc tia sữa theo 5 cấp độ
Mỗi cấp độ tắc tia sữa lại có những biểu hiện khác nhau, người mẹ cần phải phân biệt được triệu chứng của tắc tia sữa theo các cấp độ dưới đây.
Cấp độ 1: Tắc tia sữa do cương sữa sinh lý
Tắc tia sữa do cương sữa sinh lý là cấp độ nhẹ nhất, đây là giai đoạn đầu của tắc sữa, thường xảy ra khi mẹ mới sinh, sữa mẹ quá nhiều gây ra cương sữa sinh lý, người mẹ không xử lý gây ra hiện tượng tắc tia sữa. Tắc tia sữa do cương sữa sinh lý có các dấu hiệu sau:
- Đau nhức ngực, nóng toàn bộ ngực
- Bầu ngực cương cứng và rất ít sữa
- Có xuất hiện hạch ở nách
- Ngực chỉ căng mà không có cục cứng xuất hiện

Cấp độ 2: Tắc tia sữa 1 tia, 2 tia, có cục cứng, chưa sốt
Ở cấp độ tiếp theo, sữa mẹ bị dồn lại bởi điểm tắc, dẫn đến nang sữa bị căng lên, nổi lên dẫn tới tắc tia sữa thành cục cứng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng khá giống với tắc sữa do cương sữa sinh lý
- Ngực người mẹ bắt đầu hiện những cục cứng gồ ghề
- Sữa không thể tiết ra hoặc tiết ra rất ít kể cả khi người mẹ chủ động vắt sữa
- Bầu ngực đau nhức, và đau khi cho con ti
- Bầu ngực nóng, người mẹ có thể sốt nhẹ.

Cấp độ 3: Tắc tia sữa có cục cứng, sưng tấy, đỏ
Đây là cấp độ nặng hơn và có biểu hiện rõ ràng nhất khi cục sữa tắc đã nằm trong ống dẫn sữa lâu mà không xử lý. Ở cấp độ này người mẹ không chỉ cảm thấy đau nhức ở vùng ngực mà còn đau nhức toàn thân, mệt mỏi và nóng sốt, các dấu hiệu tắc tia sữa ở giai đoạn này là:
- Ngực người mẹ bắt đầu xuất hiện nhiều cục cứng hơn
- Không thể tiết sữa
- Xuất hiện những nốt màu trắng ở đầu ti và gây đau
- Mẹ cảm thấy ớn lạnh khi bé ti
- Người mẹ sốt, bầu ngực và toàn thân đau nhức

Cấp độ 4: Viêm tia sữa có mủ
Viêm tuyến vú là cấp độ nặng của tắc tia sữa, khi các cục cứng sưng đỏ không được xử lý sẽ xuất hiện mủ, lúc này người mẹ sẽ có những dấu hiệu hiện như:
- Đau, ngứa, sưng vú
- Vùng vú bị viêm sưng, đau và đỏ
- Khi con bú có cảm giác nóng rát, sữa không ra được
- Người mẹ có thể sốt cao, rất đau và có mủ ở đầu ti.
- Mưng mủ, phồng rộp vài điểm hoặc điểm to trên bầu ngực.

Cấp độ 5: Áp xe vú
Áp xe là tình trạng nặng nhất trong tắc tia sữa, giai đoạn này phức tạp hơn nhiều so với viêm tuyến vú, lúc này người mẹ cần phải được nhập viện để được theo dõi, sử dụng kháng sinh, các biểu hiện của áp xe vú:
- Mô vú bị viêm khi chuyển thành áp xe sẽ mềm hơn
- Ngực có biểu hiện phập phều vì chứa mủ bên trong

Các biện pháp chữa tắc tia sữa
Người mẹ nên xử lý ngay khi nhận thấy những dấu hiệu tắc tia sữa cấp độ nhẹ, vì đây là thời điểm dễ khắc phục nhất, khi tắc tia sữa đã chuyển sang cấp độ 4 và 5, người mẹ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phải tới bệnh viện để điều trị. Dưới đây là phương pháp chữa tắc tia sữa khi người mẹ ở những giai đoạn đầu.
1. Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ bồ công anh
Bồ công anh là một loại cây rất tốt trong việc thông tắc tia sữa cho người mẹ. Trong bồ công anh có chứa các hoạt chất sterol, choline, inulin và pectin có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm. Có tác dụng trong chữa viêm tuyến vú và đánh tan cục sữa đông.
Nhiều mẹ thường đun nước lá bồ công anh để uống, hoặc ăn sống, tuy nhiên điều này sẽ không đạt được hiệu quả cao do người mẹ không biết liều lượng sử dụng, vì vậy các mẹ nên sử dụng các sản phẩm có dạng cao từ bồ công anh. Dạng cao có hàm lượng bồ công anh đậm đặc, rất thích hợp để thông tia sữa, khám viêm tuyến vú. Vừa giúp mẹ tiêu viêm, tan cục sữa đông bịt ở tuyến sữa, lại lành tính giúp đảm bảo lượng sữa mẹ. Sữa mẹ thanh mát và ngọt, nguồn sữa dồi dào cho con dù mẹ tắc tia sữa.
Cao trà IMA là một sản phẩm có chiết xuất từ hoa, lá bồ công anh giúp mẹ làm tan cục sữa đông, kết thúc tình trạng viêm tắc sữa kéo dài, cao trà còn được chiết xuất từ lá sung, một trong những loại kháng sinh thiên nhiên vô cùng đắt giá, vừa có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm viêm, giảm thông tắc và an toàn cho nguồn sữa mẹ.

Tìm hiểu thêm về Cao trà Thông tắc tia sữa IMA
2. Massage trị tắc tia sữa
Massage là một trong những bước quan trọng trong việc thông tắc tia sữa, kết hợp với việc uống cao trà IMA, việc tác động từ bên ngoài bằng các động tác massage giúp làm tan các cục sữa đông, khai thông dòng sữa. Người mẹ có thể chườm trước khi massage để kích thích giãn nở các tia sữa, mạch máu, hỗ trợ cho quá trình thông tắc tia sữa.
Các mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn massage dưới đây, ngoài ra người mẹ nên lưu ý nên cho con bú cạn và thực hiện hút sữa sau khi cho con bú để tránh tình trạng sữa tồn động gây tắc sữa.
>> Tham khảo bài viết hữu ích: Mẹo chữa tắc tia sữa
3. Hút sữa thường xuyên hơn sau mỗi lần massage
Hút sữa là một trong những bước quan trọng trong điều trị tắc tia sữa, sau mỗi lần massage, người mẹ hãy cố gắng hút sữa để rút cạn sữa ra khỏi bầu ngực tránh tình trạng sữa còn đọng lại làm cho tình trạng tắc tia sữa trở nên tệ hơn, đồng thời điều này giúp duy trì quá trình sản xuất sữa, tránh việc người mẹ bị mất sữa.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cho quá trình thông tắc tia sữa.

Như vậy, từ các dấu hiệu tắc tia sữa trên, người mẹ hãy chủ động phòng tránh và điều trị, tránh để chuyển biến nặng ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Người mẹ hãy giữ cho mình một chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học để giữ một nguồn sữa chất lượng và tránh các vấn đề như tắc sữa.
Tham gia hội Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để được hướng dẫn thông tắc tia sữa theo phương pháp IMAcare, phương pháp thông sữa khoa học dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Newman và nhận thực đơn ăn uống giúp mẹ thông tắc tia sữa và có một nguồn sữa dồi dào.
Mình muốn tư vấn