Nội dung bài viết
Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe là một câu hỏi thường gặp, bởi tắc tia sữa là tình trạng phổ biến ở các mẹ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có câu trả lời, tắc tia sữa không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới áp xe và có thể khiến mẹ mất sữa hoàn toàn. E&S Việt Nam sẽ cùng các mẹ tìm câu trả lời nhé.
Áp xe vú là gì?
Trong 5 cấp độ của tắc tia sữa, áp xe là tình trạng nặng nhất. Khi người mẹ không điều trị tình trạng viêm tia sữa kịp thời, sẽ dẫn tới vi khuẩn xâm nhập vào các ổ viêm gây nhiễm trùng. Lúc này, người mẹ sẽ nhận thấy khu vực mô vú bị viêm trở nên mềm, mỏng, mọng hơn do chứa mủ bên trong. Ngực người mẹ xuất hiện khối phồng, sưng nề vùng da xung quanh.
Áp xe vú khiến người mẹ sốt cao, mệt mỏi, đau nhức ở sâu bên trong tuyến vú, hạch ở nách cũng to lên và đau, lúc này người mẹ phải rạch áp xe vú. Áp xe vú nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm xơ tuyến vú, có thể khiến người mẹ mất sữa hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất ở thời điểm này.

Tắc tia sữa bao lâu thì dẫn tới áp xe
Tắc tia sữa được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, áp xe chính là cấp độ nặng nhất và tắc tia sữa trở nặng rất nhanh nếu không xử lý kịp thời, vậy tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Theo từng cấp độ, cương sữa sinh lý sau 7-15 ngày sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa cấp độ nhẹ; 2-5 ngày tiếp theo sẽ chuyển sang cấp độ nặng hơn là tắc tia sữa nổi cục gây đau, sốt; sau 3-5 ngày không điều trị, tắc tia sữa lúc này sẽ chuyển thành viên tia sữa nặng, và sau 3-5 ngày không xử lý sẽ dẫn tới áp xe vú, cực kỳ nguy hiểm.
Như vậy tắc tia sữa chuyển thành áp xe rất nhanh, càng ở giai đoạn sau, tình trạng càng chuyển biến nhanh hơn, vì vậy người mẹ hết sức đề phòng và thực hiện thông tắc tia sữa ngay từ giai đoạn sớm nhất.

Các mẹ có thể tham khảo chi tiết các cấp độ của tắc tia sữa tại đây
Điều trị áp xe như thế nào
Áp xe vú gây nguy hiểm cho người mẹ, thông thường ở giai đoạn này việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa. Thông thường người mẹ sẽ phải nhập viện để được theo dõi, tiêm kháng sinh hoặc thực hiện rạch áp xe vú để giải phóng lượng mủ, tuy nhiên việc rạch chỉ áp dụng cho những trường hợp áp xe vú có mủ nông.
Mẹ nên đến các bệnh viện khoa sản uy tín để thăm khám trực tiếp, kết hợp siêu âm và xét nghiệm máu để xác định rõ tình trạng bệnh, từ đó có phương án chữa trị hợp lý và nhanh nhất, an toàn cho mẹ.
Bên cạnh đó, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều và không cho con bú trực tiếp để tránh nhiễm khuẩn cho bé, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để phục hồi sữa. Thực hiện xoa bóp, chườm nóng và vắt bỏ sữa để thông tuyến sữa, cũng như giảm nguy cơ làm người mẹ bị mất sữa. Người mẹ cũng nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thành phần thảo dược để tránh ảnh hưởng tới sữa mẹ.
Các mẹ có thể sử dụng bổ sung thực phẩm cao trà IMA trong giai đoạn này, bởi cao trà IMA có chiết xuất từ bồ công anh và lá sung, cung cấp Sterol, Choline, Inulin và Pectin có tác dụng diệt khuẩn đối với Staphylococcus aureus và Streptococcus hemolyticus, giúp hỗ trợ người mẹ trong việc cung cấp kháng sinh cho mẹ mà không gây ảnh hưởng tới sữa.

Tìm hiểu thêm về Cao trà Thông tắc tia sữa IMA
Phương pháp điều trị tắc tia sữa nhanh, tránh dẫn tới áp xe
Việc điều trị tắc tia sữa từ sớm là điều hết sức cần thiết, việc điều trị tắc tia sữa ở các giai đoạn đầu cũng đơn giản hơn, các mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Các mẹ có thể thực hiện theo phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare theo các bước sau:
Bước 1: Uống cao trà IMA để kích thích hooc môn từ bên trong giúp làm tan cục sữa tắc. Cao trà IMA có chiết xuất từ hoa, lá bồ công anh và lá sung, cung cấp các dưỡng chất giúp làm tan cục sữa tắc, đồng thời giúp kháng viêm
Bước 2: Chườm ấm để giúp giãn nở mạch máu và tia sữa, góp phần làm tan cục sữa tắc giúp khai thông dòng sữa
Bước 3: Massage, đây là một bước quan trọng trong quá trình thông tắc tia sữa, thực hiện tác động từ bên ngoài bằng các động tác massage để làm tan cục tắc, đồng thời giúp sữa mẹ lưu thông tốt hơn
Bước 4: Hút sữa, người mẹ nên thực hiện hút sữa sau mỗi lần cho con bú hoặc vắt sữa để đảm bảo sữa đã được rút hết ra khỏi bầu ngực, tránh làm tình trạng tắc sữa trở nên nặng hơn.

Các mẹ hãy tham gia hội Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận được hướng dẫn thông tắc tia sữa theo phương pháp IMAcare, thực đơn dinh dưỡng giúp người mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa cũng như nâng cao chất lượng sữa mẹ nhé.
Trên đây, E&S Việt Nam đã trả lời cho các mẹ câu hỏi tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe, người mẹ nên giữ cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng để tránh tình trạng tắc tia sữa. Nếu gặp phải tình trạng này, người mẹ phải điều trị sớm để tránh chuyển biến thành áp xe vú.