Biểu hiện viêm tuyến sữa các mẹ cần chú ý!

Viêm tuyến sữa là một cấp độ nặng của tắc tia sữa, nếu không được điều trị kịp thời viêm tuyến sữa sẽ chuyển biến nặng, rất nguy hiểm cho mẹ, vì vậy hãy cùng tìm hiểu viêm tuyến sữa là gì? Cách phòng tránh và cách để điều trị viêm tuyến sữa hiệu quả nhé!

Biểu hiện viêm tuyến sữa là như thế nào?

Viêm tuyến sữa là tình trạng một hoặc nhiều ống dẫn sữa của mẹ gặp tình trạng viêm nhiễm, bệnh viêm tuyến sữa thường gặp nhất ở các mẹ đang cho con ti sữa, gặp các tình trạng như tắc tia sữa mà mẹ không xử lý kịp thời, sữa bị tắc lại tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển, dẫn tới xuất hiện ổ viêm.

Viêm tuyến sữa gây nên ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Trước hết đối với mẹ, viêm tuyến sữa sẽ khiến mẹ gặp tình trạng đau đớn bầu ngực, đau đớn toàn thân và có thể gặp tình trạng sốt, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới áp xe vú, dẫn tới mất sữa hoàn toàn.

Đối với con, việc mẹ bị viêm tuyến sữa làm cản trở quá trình cho con ti, việc duy trì cho con được nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ là điều mà các mẹ nên ưu tiên, để con có thể có được điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Viêm tuyến sữa là cấp độ nặng của tắc tia sữa, tuy nhiên cũng có nhiều cấp độ viêm tuyến sữa khác nhau: bắt đầu từ tình trạng sưng tấy, đau nhức; ở cấp độ nặng hơn mẹ bắt đầu thấy xuất hiện những nốt màu trắng, có thể xuất hiện mủ; và cấp độ nặng nhất là xuất hiện ổ viêm mủ dẫn tới áp xe.

biểu hiện Viêm tuyến sữa là gì?
biểu hiện Viêm tuyến sữa là gì?

Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu tắc tia sữa tại đây

Sau bao lâu viêm tuyến sữa trở thành áp xe?

Khi mẹ đã bị tắc tia sữa, cần phải thực hiện điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên, bởi khi đã tới các cấp độ nặng hơn, tình trạng tắc tia sữa rất nhanh sẽ chuyển sang viêm mủ và những tình trạng nặng hơn và rất khó để xử lý.

Theo từng cấp độ, cấp độ ban đầu của viêm tia sữa khiến ngực mẹ sưng đỏ, ớn lạnh và hâm hấp sốt, sau 3-5 ngày sẽ chuyển sang viêm tuyến sữa, lúc này có thể mẹ sẽ thấy xuất hiện mủ và cảm thấy ngực vô cùng đau đớn. Viêm tuyến sữa từ sau 3 ngày đến 1 tuần không được điều trị sẽ chuyển sang áp xe vú, lúc này mủ bị tích tụ tạo thành ổ viêm, lúc này mẹ cần phải tới bệnh viện để điều trị, sử dụng kháng sinh và có thể phải rạch dẫn lưu.

Viêm tuyến sữa bao lâu chuyển thành áp xe?
Viêm tuyến sữa rất nhanh sẽ chuyển thành áp xe

Cách điều trị viêm tuyến sữa hiệu quả

Khi bị viêm tuyến sữa, mẹ không nên làm theo hướng dẫn, hoặc các mẹo chữa vì thời gian chuyển nặng của bệnh rất nhanh, lúc này việc sử dụng những phương pháp khoa học, an toàn và hiệu quả cao là điều rất cần thiết. Một phương pháp an toàn, hiệu quả mẹ có thể lựa chọn là phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare – Phương pháp đang được sử dụng rộng rãi tại cộng đồng Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh .

Phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare đã được nghiên cứu, và phân loại và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất cho từng cấp độ. Phương pháp điều trị khi mẹ bị viêm tuyến sữa như sau:

Các bước điều trị viêm tuyến sữa
Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa IMAcare

Xử lý ổ viêm, giảm đau

Xử lý ổ viêm, giảm đau là bước quan trọng trong quá trình điều trị viêm tắc tia sữa có mủ trước khi thực hiện xử lý các cục tắc. Mẹ cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Uống thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm tiêu các ổ viêm.

Với các trường hợp viêm tuyến sữa, bầu ngực mẹ nóng đỏ, đau nhức rất nhiều vì vậy lúc này mẹ cần phải sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, tiêu sưng như thuốc Alpha Choay hoặc ở cấp độ nặng hơn phải sử dụng đến một số thuốc có hàm lượng cao như Medrol, đồng thời uống kháng sinh Cephalexin.

Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc ngoài cửa hàng, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh này cần phải có sự kê đơn của các dược sĩ, bác sĩ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sữa mẹ – dược sĩ Ngọc Dung để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mẹ.

Bước 2: Thực hiện chườm mát

Khi mẹ bị viêm tia sữa sẽ gây rất đau đớn cho người mẹ, vì vậy mẹ nên thực hiện chườm mát để giảm sung huyết cục bộ, giảm thân nhiệt và giảm đau nhanh. Nhiệt độ chườm lạnh mẹ nên sử dụng ở 10-15 độ, để duy trì nhiệt độ này, mẹ có thể để túi chườm vào ngăn mát tủ lạnh và chườm ngực trong vòng 10 phút.

Sau khi thực hiện chườm và không còn cảm giác đau nhức, giảm sưng, mẹ hãy thực hiện xử lý các điểm tắc sữa.

Xử lý các điểm tắc sữa

Khi đã thực hiện bước xử lý ổ viêm, giảm đau và hiện tượng sưng tấy của mẹ đã giảm, lúc này mẹ tiến hành thực hiện bước xử lý các cục tắc, khơi thông dòng sữa theo phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare.

Phương pháp thông tắc tia sữa IMAcare là phương pháp được đội ngũ chuyên gia tại cộng đồng Thông sữa – Kích sữa phát triển dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ – bác sĩ Jack Newman. Phương pháp tập trung vào việc tác động tới những cục sữa tắc từ sâu bên trong bằng cách kích thích sự hoạt động của các hormone tạo sữa, tác động từ cả bên trong và bên ngoài để tăng hiệu quả khơi thông dòng sữa.

Không chỉ dừng lại ở phương pháp thông tắc, phương pháp IMAcare và đội ngũ dược sĩ tại Thông sữa – Kích sữa bằng tình yêu cũng xây dựng thực đơn giúp mẹ phòng tránh được tình trạng tắc tia sữa, giúp mẹ gọi sữa sau khi thông tắc, mẹ hãy tham gia nhóm để nhận miễn phí thực đơn, cũng như cẩm nang thông tắc tia sữa, điều trị viêm tuyến sữa theo phương pháp khoa học nhé.

Tìm hiểu về Điều trị tắc tia sữa cho từng cấp độ tại đây

Trên đây, E&S Việt Nam đã hướng dẫn cho mẹ hiểu về biểu hiện viêm tuyến sữa là nhưu thế nào?các mẹ hãy cố gắng xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp để có thể phòng tránh tắc tia sữa, và hãy cố gắng khắc phục tình trạng tắc tia sữa sớm nhất có thể để tránh tình trạng trở nặng, gây nguy hiểm cho mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận