Mách mẹ sau sinh bí quyết vượt qua các vấn đề hậu sản dễ dàng!

Mang thai và sinh con là một quá trình gian nan và vất vả, tuy nhiên không dừng lại ở đó, người mẹ còn phải đối mặt với giai đoạn hậu sản. Nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách, giai đoạn hậu sản có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của người mẹ.

Hãy cùng điểm qua những vấn đề phổ biến mẹ thường gặp sau sinh, nguyên nhân và tìm hiểu những cách khắc phục các vấn đề hậu sản mẹ hay gặp, để mẹ có thể trạng và tâm lý tốt nhất, từ đó việc chăm sóc con trở nên dễ dàng và thiêng liêng.

Táo bón – nỗi ám ảnh của 95% mẹ sau sinh!

Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh lớn đối với hầu hết các sản phụ. Đặc biệt ở các mẹ sinh thường và bị rạch tầng sinh môn, thì vấn đề “táo bón” khiến các mẹ kinh hãi mỗi lần đại tiện. Điều này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng của người mẹ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình phát triển của con.

1. Tại sao mẹ thường bị táo bón sau sinh?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh của mẹ. Nguyên nhân phổ biến nhất xuất phát từ ảnh hưởng của quá trình mang thai gây chèn ép lên các cơ quan đại tràng do tử cung phải mở rộng để bảo vệ em bé. Sau khi sinh tử cung xẹp rõ rệt nhưng đại tràng chưa thể trở lại vị trí ban đầu nên ảnh hưởng tới quá trình co bóp thúc đẩy phân ra ngoài, từ đó gây ra tình trạng táo bón.

Để nhận được mẹo giúp mẹ phòng tránh táo bón ngay từ khi mang thai, mẹ hãy tham gia hội – nơi hàng ngàn mẹ cùng chia sẻ các mẹo, kiến thức mang thai và chăm sóc con khoa học!

Đại tràng bị chèn ép khi mẹ mang thai
Đại tràng bị chèn ép khi mang thai khiến mẹ dễ bị táo bón sau sinh

Một nguyên nhân khác có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng mẹ xây dựng không cân bằng, sử dụng quá nhiều đạm mà không bổ sung chất xơ từ các loại rau củ sẽ càng làm cho mẹ dễ bị táo bón và là nguyên nhân khiến tình trạng này trở nên tệ hơn.

Đồ ăn nhiều đạm khiến mẹ dễ bị táo bón
Ăn quá nhiều đạm khiến mẹ bị táo bón

Sau sinh, cơ thể mẹ mất rất nhiều máu và nước do sản dịch, kết hợp với việc nhiều mẹ không uống nhiều nước vì lầm tưởng rằng uống nước sẽ làm cho sữa bị loãng – điều này sẽ khiến đại tràng không được nuôi dưỡng tốt, phân khô và gây ra táo bón.

Tại sao mẹ thường bị táo bón sau sinh
Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị táo bón

Sữa mẹ có chứa tới 87% thành phần chính là nước, vì vậy bổ sung đủ nước cho cơ thể, thậm chí mẹ đang cho con bú cần phải uống nước nhiều hơn là điều rất quan trọng cho hoạt động sản xuất sữa. Các chuyên gia về sữa mẹ khuyên rằng mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để có thể đảm bảo tốt nhất cho hoạt động sản xuất sữa cho con.

2. Bổ sung chất xơ – cách đơn giản nhất để mẹ thoát khỏi tình trạng táo bón!

Táo bón sau sinh là điều đáng sợ, tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh, cũng như thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bản thân. Theo đó bổ sung chất xơ là một trong những cách đơn giản nhưng quan trọng để mẹ không gặp tình trạng táo bón.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tại ruột và hỗ trợ cơ thể giảm tình trạng táo bón.

Mẹ cần bổ sung chất xơ khi mẹ bị táo bón
Bổ sung chất xơ cho mẹ bị táo bón

Vì vậy bên cạnh việc ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, sắt, kẽm,… bổ sung các loại rau xanh một cách hợp lý vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp mẹ đẩy lùi được táo bón. Lượng chất xơ này cũng có thể thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể con và có tác dụng tương tự đối với hệ tiêu hóa của con.

Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh
Bổ sung rau xanh để tăng cường chất xơ cho mẹ

Để nhận Miễn Phí Thực đơn dinh dưỡng bổ sung chất xơ cho mẹ đang bị táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa của cả hai mẹ con, mẹ hãy tham gia hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay tại đây nhé!

Thực đơn dành riêng cho mẹ bị táo bón
Thực đơn bổ sung chất xơ cho mẹ bị táo bón

Mẹ bị đau lưng sau sinh, đặc biệt mẹ sinh mổ!

Đau lưng sau sinh là vô cùng phổ biến, đặc biệt là đau lưng dưới, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới hơn 20% mẹ sau sinh bị đau lưng và tình trạng này thường kéo dài từ 3-6 tháng sau sinh, thậm chí là lâu hơn.

1. Nguyên nhân mẹ thường bị đau lưng sau sinh

Phần lớn các mẹ sau sinh bị đau lưng bởi trong suốt quá trình mang thai, vị trí, kích thước và trọng lượng của thai nhi làm cho cơ thể người mẹ có xu hướng đổ về phía trước. Tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, kéo dài khiến cột sống bị căng và gây ra tình trạng đau lưng sau sinh.

Tư thế cho con bú cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng của người mẹ. Theo đó thói quen cho con ti ngồi và cúi nhìn con cũng sẽ gia tăng áp lực cho phần xương cổ khiến mẹ dễ bị mỏi cổ và đau lưng. Mẹ có thể tham gia hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh tại đây để nhận danh sách các tư thế bú mẹ đúng cách để mẹ không đau lưng mà con ngậm chuẩn khớp bú!

Đối với một số mẹ sử dụng phương pháp gây tê màng cứng, tức tiêm thuốc tê trực tiếp vào tủy sống cũng sẽ gặp tình trạng đau lưng trong một thời gian do tác dụng phụ của việc co thắt các cơ xung quanh vùng tiêm.

Tại sao mẹ bị đau lưng sau sinh
Nguyên nhân khiến mẹ bị đau lưng sau sinh

Bên cạnh đó trong quá trình mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người mẹ cũng phải huy động rất nhiều Canxi cho con. Vì vậy nếu mẹ không bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết sẽ dẫn tới thiếu hụt, từ đó gây ra những cơn đau về lưng, cũng như hệ xương khớp trong thời gian dài.

2. Bổ sung Canxi đúng cách để giảm tình trạng đau lưng cho mẹ

Khi gặp tình trạng đau lưng sau sinh, bên cạnh việc thực hiện những bài tập đơn giản như Yoga tại nhà, bổ sung đúng và đủ Canxi là điều cần thiết để chấm dứt tình trạng này. Không những thế, việc mẹ đảm bảo nạp đủ Canxi cũng là để con có thể nhận được đủ lượng Canxi cần thiết cho sự phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ xương răng thông qua sữa mẹ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng Canxi mẹ cần nạp vào cơ thể mỗi ngày khi mang thai và khi cho con bú trung bình khoảng 1200mg và mẹ có thể bổ sung đa dạng bằng nhiều cách khác nhau. Mẹ có thể tăng cường những thực phẩm giàu Canxi vào thực đơn như bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa, hải sản và không thể thiếu các loại rau xanh lá đậm.

Mẹ hãy tham gia nhóm Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh tại đây để nhận ngay danh sách các món ăn cực giàu Canxi mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Danh sách những món ăn giàu Canxi cho mẹ
Nhận danh sách món ăn bổ sung Canxi cho mẹ

Thường xuyên chóng mặt sau sinh

Bên cạnh táo bón, đau lưng, chóng mặt cũng là một trong những bệnh hậu sản mà mẹ cũng dễ gặp phải. Điều này xuất phát từ việc người mẹ phải mất rất nhiều máu trong quá trình chuyển dạ, kết hợp cùng việc mẹ không bổ sung đủ sắt trong quá trình mang thai sẽ dẫn tới tình trạng mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt, kéo theo việc mẹ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi sau sinh.

Sau sinh cơ thể mẹ cũng sẽ nhạy cảm hơn, huyết áp giảm và thường xuyên phải thức đêm chăm con dẫn tới tình trạng căng thẳng, quá trình vận chuyển máu tới não bộ và các cơ quan quan trọng giảm sút sẽ khiến mẹ thường bị choáng, chóng mặt.

Vấn đề chính của việc mẹ thường chóng mặt sau sinh là thiếu máu, thiếu máu nhẹ sau sinh là hiện tượng thường gặp, song nếu mẹ thiếu máu do thiếu sắt thì cần đặc biệt chú ý bởi đây là tình trạng thiếu máu nặng.

Tại sao mẹ thường chóng mặt sau sinh
Nguyên nhân khiến mẹ thường chóng mặt sau sinh

Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ mà còn đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của con, đặc biệt trong quá trình mang thai và cho con bú. Bởi sắt là một trong những yếu tố vi lượng đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch và quá trình phát triển của trẻ, khiến trẻ kém hấp thu, chậm lớn và ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.

Mẹo bổ sung sắt đúng cách cho mẹ

Vì vậy để tránh gặp tình trạng chóng mặt sau sinh, cũng như đảm bảo con có thể nhận được đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung sắt cho cơ thể ngay từ khi mang thai và đặc biệt là sau sinh. Theo đó mẹ nên bổ sung khoảng 9 mg sắt mỗi ngày để đảm bảo cho nhu cầu của cả hai mẹ con.

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể bổ sung sắt mà mẹ có thể dễ dàng tìm được như súp lơ xanh, chuối, rau chân vịt… hoặc các loại thịt như thịt bò, ức gà, lòng đỏ trứng gà, cá hồi hoặc gan động vật.

Tuy nhiên bổ sung sắt như thế nào để cơ thể mẹ có thể hấp thụ được tốt nhất, đặc biệt là tránh gặp tình trạng bị táo bón sau khi bổ sung sắt. Mẹ hãy tham gia ngay hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận Miễn Phí Thực đơn dinh dưỡng bổ sung sắt cho mẹ và cách chọn đúng loại sắt để mẹ và bé không bị nóng nhé!

Nhận thực đơn tăng cường sắt cho mẹ
Nhận Miễn phí thực đươn tăng cường sắt cho mẹ

Khắc phục sớm những vấn đề sau sinh giúp mẹ tránh được những ảnh hưởng tới sức khỏe trong tương lai. Có được thể trạng tốt sau sinh cũng là để mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn, để con có được điều kiện phát triển tốt nhất và toàn diện nhất.

0 0 đánh giá
Bạn thấy bài viết hữu ích?
guest

21 Bình luận - hỏi đáp
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận